Thông điệp Laudato Si và hủy hoại môi trường
Hà Minh Thảo
Ngày 13.03.2013, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergolio, sau khi đắc cử Giáo hoàng, đã nhận tên Thánh Phanxicô thành Assissi. Thánh nhân là tác giả ‘Kinh Hòa bình’ và ‘Bài ca Vạn vật’ để ca ngợi các công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Do đó, ngày 29.09.1979, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố Thánh nhân là Bổn mạng các nhà môi sinh học. Quan niệm sống Thánh Phanxicô là sống với, sống chung chan hòa giữa con người và mọi tạo vật. Tiếp nối công trình Thánh Phanxicô, Đức đương kiêm Giáo hoàng đã viết và gởi cho tín hữu Công Giáo và mọi người thiện chí khắp nơi Thông điệp ‘Laudato SiÙ’. Mỗi người Công Giáo hay thiện chí Việt Nam hãy tự hỏi mình đã làm gì, trong khả năng, hoàn cảnh mình để đáp lời vị Cha Chung Giáo Hội Công Giáo. Ngay khi ra mắt người dân Rôma và Toàn cầu, Người luôn nhắc đến một ‘Giáo Hội nghèo của người nghèo’ và Người đã thực hiện tức thì bằng đi chung xe car với các Hồng Y về nhà trọ. Sau 41 năm ngày, Sàigòn bị xóa tên, toàn nước Việt Nam đang bị hủy hoại môi trường…
I./ THÔNG ĐIỆP ‘LAUDATO SÍ’.
Ngày 18.06.2015, Thông điệp ‘Laudato sí’ (Vinh danh Thiên Chúa) về bảo vệ thiên nhiên được Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành. Thông điệp lấy tên từ lời cầu của thánh Phanxicô. ‘Laudato sí, mí Signore’ (Lạy Chúa của con, con chúc tụng Chúa), trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhở mọi người rằng trái đất là ‘căn nhà chung của chúng ta’.
Đức Thánh Cha đã đặt câu hỏi như là trọng tâm thông điệp ‘Loại thế giới nào [Người Việt có thể thay bằng Nước Việt Nam nào] chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?’ và để mời chúng ta ‘săn sóc căn nhà chung’. Người viết tiếp ‘Nghi vấn này không chỉ liên quan đến môi trường mà thôi, vì ta không thể đặt câu hỏi chỉ một phần’, và điều này khiến phải tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị làm căn bản cho đời sống xã hội: ‘Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao trái đất lại cần chúng ta?’. ‘Nếu chúng ta không đặt những câu hỏi căn bản này, thì tôi không tin rằng những quan tâm của chúng ta về môi trường có thể có những giải đáp quan trọng’.
‘Laudato sí, mí Signore’ (Lạy Chúa của con, con chúc tụng Chúa). ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc chúng ta trái đất là căn nhà chung của mình, ‘cũng như người chị chúng ta, chúng ta chia sẻ cuộc sống với chị ấy, và như người mẹ tươi đẹp đón nhận chúng ta trong vòng tay mẹ’ (1). Do ‘chúng ta là đất’ (x. St 2,7), nên thân thể chúng ta được cấu thành nhờ những thành tố của trái đất, không khí là yếu tố mang lại cho chúng ta hơi thở và nước từ trái đất làm cho chúng ta được sống và được bổ dưỡng’ (2).
Trong thời đại chúng ta, trái đất bị ngược đãi và cướp phá đang kêu than và những tiếng than trách đó đang hiệp với những tiếng rên xiết của những người bị bỏ rơi trên thế giới này. Đức Thánh Cha Phanxicô mời chúng mình hãy lắng nghe họ, tất cả và từng người, cá nhân hay tập thể (gia đình, quốc gia và cộng đồng quốc tế) hãy ‘hoán cải về môi sinh’, theo đề nghị của Thánh Gioan Phaolô II, tức ‘đổi hướng’, đón nhận vẻ đẹp và trách nhiệm dấn thân để ‘săn sóc căn nhà chung’. Đồng thời, Đức Phanxicô nhìn nhận: ‘Người ta nhận thấy có sự nhạy cảm ngày càng gia tăng đối với môi trường và việc săn sóc thiên nhiên, và thành tâm lo lắng những gì đang xảy ra cho hành tinh chúng ta’ (19), gia tăng niềm hy vọng mà Thông điệp đề cao và gửi đến mọi người một sứ điệp rõ ràng và đầy hy vọng: ‘Nhân loại còn có khả năng cộng tác để xây dựng một căn nhà chung’ (13); ‘con người còn khả năng can thiệp tích cực’ (58); ‘không phải tất cả đã bị mất mát, vì con người, tuy có khả năng thoái hóa tột độ, nhưng vẫn còn có thể tự vượt thắng, tái chọn lựa điều thiện và tái tạo’(205).
Ngỏ lời với tín hữu Công Giáo, Đức Thánh Cha nhắc lại lời Thánh Gioan Phaolô II: ‘Đặc biệt Kitô hữu nhận biết các nghĩa vụ mình trong thiên nhiên, đối với thiên nhiên và Đấng Tạo hóa là thành phần Đức Tin mình’ (64), nhưng họ ‘đặc biệt muốn đối thoại với tất cả mọi người về căn nhà chung chúng ta’ (3): đối thoại được nhắc trong toàn Thông điệp, và nơi chương V, nó trở thành một phương thế để đối phó và giải quyết các vấn đề. Từ đầu, Đức Phanxicô nhắc nhở cả ‘các Giáo Hội và Cộng đoàn Kitô khác đã phát triển sự quan tâm sâu xa và một suy tư quí báu’ về đề tài môi sinh học (7). Thật thế, họ đóng góp đặc biệt, bắt đầu từ sự đóng góp của ‘Đức Thượng phụ quí mến Bartolomeo’ (7), được trích dẫn nhiều trong các đoạn số 8 và 9. Nhiều lần, Đức Thánh Cha cám ơn những người giữ vai chính trong công cuộc này, cá nhân cũng như các hiệp hội và tổ chức, ‘suy tư của vô số nhà khoa học, triết gia, thần học gia và các tổ chức xã hội đã phong phú hóa tư tưởng Giáo Hội về những vấn đề ấy’ (7) và Người mời gọi mọi người hãy nhìn nhận ‘sự phong phú mà các tôn giáo có thể đóng góp cho một nền môi sinh học toàn diện và cho sự phát triển trọn vẹn con người’ (62).
Tiến trình Thông điệp được trình bày trong số 15 và được khai triển trong 6 chương. Văn kiện khởi sự từ sự lắng nghe tình trạng, dựa trên những thủ đắc khoa học tốt nhất hiện nay (ch. 1), đối chiếu với Kinh thánh và truyền thống Do thái – Kitô (ch. 2), nêu rõ căn cội các vấn đề (ch. 3) trong thời đại kỹ thuật làm chủ và trong thái độ co cụm thái quá tự tham chiếu của con người. Chủ trương Thông điệp (ch. 4) là một ‘nền môi sinh học toàn diện, bao gồm rõ rệt các chiều kích nhân bản và xã hội’ (137), gắn chặt với vấn đề môi trường. Trong viễn tượng ấy, Đức Phanxicô đề nghị (ch. 5) khởi sự một cuộc đối thoại chân thành trên mọi bình diện của đời sống xã hội, kinh tế và chính trị. Cuộc đối thoại này cơ cấu hóa các tiến trình quyết định minh bạch và Người nhắc nhở (ch. 6) rằng không dự phóng nào có thể hữu hiệu nếu không được linh hoạt nhờ một lương tâm được huấn luyện và có tinh thần trách nhiệm, Người đề nghị những điều để tăng trưởng trong chiều hướng này trên bình diện giáo dục, tu đức, Giáo Hội, chính trị và thần học. Thông điệp kết thúc với 2 kinh nguyện: một được trình bày để chia sẻ với tất cả những người tin nơi ‘Một Thiên Chúa Sáng Tạo và là Cha’ (246) và một được đề ra cho những người tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, theo nhịp điệp khúc ‘Laudato sí’ khởi đầu và kết thúc Thông điệp.
Thông điệp được một số chủ đề hướng dẫn, được cứu xét dưới những viễn tượng khác nhau, mang lại cho nó một sự thống nhất vững mạnh: ‘Quan hệ thâm sâu giữa những người nghèo và sự mong manh của trái đất; xác tín rằng mọi sự trên trái đất có liên hệ mật thiết với nhau; sự phê bình mô hình mới và những hình thức quyền lực xuất phát từ kỹ thuật; lời mời gọi tìm kiếm những cách thức khác để hiểu kinh tế và tiến bộ; giá trị riêng từng thụ tạo; ý nghĩa nhân bản của môi sinh học; sự cần thiết phải có những cuộc thảo luận chân thành và ngay thẳng; trách nhiệm hệ trọng của chính trị quốc tế và địa phương; nền văn hóa gạt bỏ và đề nghị một lối sống mới (16).
Mời xem : Chương trình Diễn nguyện LAUDATO SÍ tại Thánh đường Phanxicô Đakao, Tổng Giáo phận Sàigòn ngày 02.10.2015 tại :
https://www.youtube.com/watch?v=WbVD92GY3uY
II. HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG TẠI QUÊ HƯƠNG.
A. Sự kiện. Từ ngày 06.04.2016, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã thuộc thị xã Kỳ anh (Hà tĩnh). Đến lối ngày 10.04.2016, hiện tượng cá chết lan tiếp đến vùng biển xã Quảng đông, huyện Quảng trạch (Quảng bình). Sau đó, tình trạng cá chết được thấy tại vùng biển Quảng trị rồi lan rộng vào Thừa thiên-Huế. Hiện tượng cá chết vẫn tiếp tục xuất hiện suốt 20 ngày dọc theo bờ biển miền Trung dài hơn 200 cây số. Nhiều báo, trang thông tin môi trường quốc tế AFP, The Guardian (Anh), Channel News Asia (Singapore) đã đăng tải thông tin về sự kiện này. Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, trả lời thông tín viên AFP: ề Chưa từng thấy hiện tượng này xảy ra trước kia Ừ. Sáng ngày 27.04.2016, một số người tắm biển tại bãi Phạm Văn Đồng, Mân thái (Đà nẵng) đã phát hiện một số cá chết dạt vào bờ.
Đã ba tuần nay, tôm, cá và nghêu chết đầy biển miền Trung từ Vũng áng Hà tĩnh đến Thừa thiên–Huế và các tỉnh khác. Các bè cá thiệt hại hàng tỷ đồng, dân nuôi trồng thủy sản đau đớn nhìn tài sản bị tiêu hũy. Ngư dân đưa thuyền lên bờ phơi nắng và nhịn đói. Tại Quảng bình, hàng loạt người dân ăn cá phải vào bệnh viện cấp cứu… Nguy cơ ô nhiễm môi trường thật là trầm trọng.
B. Formosa Plastics Group (FPG), năm 2009, nhận giải ‘Hành tinh đen’ do Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân hay tổ chức ‘góp phần’ vào việc phá hủy môi trường. Đây là một tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu Đài loan, nhất là sản phẩm hóa dầu hàng đầu thế giới. Formosa đầu tư khoảng 10 tỷ Mỹ kim vào dự án Vũng áÙng (Hà tĩnh) và dự án được các bên thứ ba quan tâm đầu tư. Do đó, số vốn đầu tư này đã thay chủ thành Trung cộng hay Công ty JFE, sản xuất thép lớn thứ hai Nhật, có thể tham gia đầu tư lối 27 tỷ yên (220 triệu Mỹ kim) vào dự án này (Reuter, 30.07.2015). Đó là dự án quy mô rất lớn ở Việt Nam. Không thể phủ nhận lợi ích của dự án này đối với kinh tế nước ta, nhưng việc công nghiệp hóa, nhất là với Trung cộng, luôn kèm theo sự tàn phá môi trường. Ở đâu cũng vậy, các tập đoàn tư bản thường sẵn sàng hy sinh môi trường, hy sinh lợi ích cộng đồng vì lợi nhuận của mình. Do đó, vấn đề là Việt Nam phải có các cơ chế (luật pháp, chính quyền, báo chí, các tổ chức xã hội dân sự…) để ngăn ngừa, giảm thiểu sự tàn phá môi trường do công nghiệp hóa gây ra và tự bảo vệ mình. Như vậy, mọi nhà đầu tư ngoại quốc nào khi đến nước ta cũng phải trình bày ‘hồ sơ môi trường’ sạch sẽ.
Formosa là một trong những doanh hiệu chịu nhiều tai tiếng trên thế giới về hành vi gây ô nhiễm môi trường :
Tại chính quốc, các khoa học gia Đài loan đã công bố về những ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của họ tại Yulin. Do đó, tại trụ sở Formosa đã bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Báo Đài bắc ngày 24.02.2014). Tại Hoa kỳ, tiểu bang Texas và Louisiana, các nhà máy Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi. Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) ‘phạt dân sự’ 2,8 triệu Mỹ kim và phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại hai tiểu bang này.
Tại Campuchia năm 1998, Formosa là đầu mối gây bạo loạn chết người khi họ chở sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân vào cảng Sihanoukville. Rác là những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Dân trong đổ xô đến bãi rác, lấy những tấm nhựa để về lợp nhà. Họ dùng dao, tay và cả răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc. Vài ngày sau, nhiều người bị sốt, tiêu chảy. Một người phải nhập viện và chết. Khi tin tức lan ra, người dân trong vùng tức giận đập phá các công sở. Nhiều ngàn người hoảng sợ rời bỏ thành phố định tiến về Phnom penh. Cuộc bạo loạn này làm chết thêm 5 người nữa.
Việc thành lập dự án Formosa nơi một nước tham nhũng nổi tiếng như Việt Nam cộng sản, chắc chắn họ đã phải chi… Thanh tra Chính phủ từng phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trong việc cấp phép đầu tư, nhưng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý hợp thức hóa việc chính quyền địa phương cố tình nâng thời hạn giấy phép từ 50 năm luật định lên 70 năm. Dự án trị giá 15 tỷ mỹ kim, bao gồm Khu liên hợp gang thép và Cảng nước sâu Sơn dương (Hà Tĩnh) được cấp phép năm 2008. Nhưng, theo các chuyên gia trong nước thì Formosa là một dự án đầy tranh cãi cả về những an ninh quốc phòng, kinh tế và môi trường. Họ được phép sử dụng diện tích 3.300 ha trong vòng 70 năm. Ngày 03.03.2015, sau phiên họp Chính phủ, ông Nguyễn Văn Nên cho báo chí biết Thủ tướng Dũng đã đồng ý không thay đổi thời hạn giấy phép 70 năm, mặc dù Hà tĩnh thực hiện sai pháp luật và Thanh tra Chính phủ đã có kết luận và đề nghị xử lý kể cả điều tra hình sự. Tỉnh Hà tĩnh cho biết là Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ký cho phép địa phương thực hiện việc cấp chứng nhận đầu tư thời hạn 70 năm. Ông Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập phát biểu: « Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, bởi chính các cơ quan nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã là những nơi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng. Việc hợp thức hoá một quyết định trái qui định nhà nước thì tôi nghĩ cũng lại là trái pháp luật nữa. Vấn đề Vũng áng đúng là một chuyện hết sức kỳ quặc. Nó cho thấy có những thế lực thực sự đã bán rẻ theo ý người taỪ. Ngoài ra, Hà tĩnh còn miễn thuế đất 15 năm và cho thuê 33 triệu m2 đất với giá rẻ có 80 đồng/m2/năm, tiền thuê mặt nước 10 triệu đồng/km2. Không những vậy Formosa nợ gần 200 tỷ đồng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Năm 2014, dù chỉ là một doanh nghiệp, Formosa đã gửi một công văn cho chính phủ đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng áng.
Từ khi khởi công đến nay, Formosa đã để xảy ra khá nhiều điều tai tiếng ở Việt Nam :
1. Đua nhiều ngàn lao động Tàu làm việc ‘chui’ ở Vũng áng. Số lượng lao động đang làm việc thì còn 5.615 ngoại quốc, trong dó có 4.154…
2. Sập giàn giáo ở Hà tĩnh ngày 25.03.2015, giàn giáo đúc bê tông giếng chìm tại công trường dự án lắp đặt thùng chìm trọng lực cảng Sơn dương sập khiến 13 người chết, 29 người bị thương. Nhà thầu là Tập đoàn Samsung, Hàn quốc.
3. Đổ trộm rác thải ra môi trường ngày 05.03.2016 và từ sau Tết Nguyên đán đến nay, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
4. Năm 2011, Formosa đã chọc giận giáo dân Hà tĩnh phải nổi giận khi chúng, không những gây ảnh hưởng về môi trường làm ăn của ngư dân, còn ‘thuê’ côn(g) an trấn áp sự phản kháng của dân chúng. Kết quả, sau nhiều ngày chịu đựng, giáo dân đã bắt 5 công an, nhốt lại mà chính quyền không dám phản ứng mạnh, mà phải nhờ sự can thiệp của linh mục giáo xứ, 5 công an mới được thả ra.
5. Người Trung quốc xuất hiện chưa đầy 10 năm tại vùng đất này thì có hàng loạt vụ việc đau lòng xảy ra. Trong đó, gồm những thanh niên hư hỏng, những thiếu nữ sa đà vào nghiện ngập và làm gái điếm, những dịch vụ đen xuất hiện như các ổ chứa, các điểm ghi lô đề, cá độ bóng đá, điểm cho vay nặng lãi, nơi ăn chơi thâu đêm suốt sáng và nạn xì ke ma túy tràn lan…
6. Nghi án Formosa xả thải ra biển, làm hàng chục tấn cá chết. Mặc dù thừa nhận có hệ thống ống xả thải xuống biển, nhưng lãnh đạo Formosa vẫn phủ nhận lý do cá chết là do đường ống thải Formosa. Họ nói ‘Quanh hệ thống kênh xả thải, họ nuôi cá để kiểm tra chất lượng nước. Thực tế trong kênh của họ, cá vẫn sống. Nếu do xả thải, thì cá trong đó phải chết trước cá ngoài biển. Do vậy, họ yên tâm là họ không làm gì ảnh hưởng tới môi trường biển Việt Nam’.
C./ Chậm trể trong việc xác định nguyên nhân.
Lý do chậm trể được các Bộ Ngành cho biết là vì Vũng áÙng là khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài nên không vào được. Phải chăng, chúng ta đã mất ‘chủ quyền’ ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam? Uỷ ban Nhân dân Hà tĩnh thì bảo đang bận kiện toàn nhân sự không xuống hiện trường được. Đồng thời, các Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân mang tiếng là đại diện cho ý chí, nguyện vọng người dân vẫn im lặng trong suốt mấy ngày qua. Đáng ngại nhất là chứng kiến sự thụ động của các tổ chức đại diện quyền lợi ngư dân, các nông hộ nuôi trồng thủy sản, bà con buôn bán thủy hải sản trong vùng – những người mà thảm họa này gây ảnh hưởng tai hại nhất.
Khôi hài ra nước mắt, ngày 22.04.2016, giải thích hiện tượng cá chết hàng loạt này, trong bản tin lúc 11 giờ 30 trên đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã phát đi lời ông Hoàng Dương Tùng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thuộc bộ Tài nguyên Môi trường. cho rằng nguyên nhân hiện tượng đó có thể là do… ‘sức ép của âm thanh… Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân cá chết trên biển là rất phức tạp… Ở đại dương, cá chết có thể là do sức ép của âm thanh, sóng, động đất…’. Như vậy, cá chết hàng loạt là do sức ép âm thanh gây ồn ào? Chỉ có não trạng ‘đỉnh cao trí tuệ’ mới nghĩ ra được điều này.
Phải chờ đến ngày 25.04.2016 khi ông Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa trả lời phóng viên Lan Anh là ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Đó cũng là đã phải chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Trước câu trả lời ‘thật’ này, mới đầu, nhiều người Việt phản đối ông. Hậu qúả, ông đã bị sa thải và các lãnh đạo Fortmosa xin lỗi người Việt. Sau đó, người ta nhận thức là, vô ý hay không, ông đã tiết lộ một sự thật là ‘Formosa đã xả thải tác động đến môi trường’.
Tối ngày 27.04.2016, trong một cuộc họp báo ngắn chỉ 15 phút để Thứ trưởng Tài nguyên- Môi trường Võ Tuấn Nhân đã lên tiếng bênh vực việc xả chất thải độc hại của tập đoàn Formosa khi tuyên bố: « Chưa có bằng chứng để xác định Formosa Vũng áng có liên quan đến cá chết ». Một sự kiện rất đáng chú ý khi một nữ phóng viên hỏi ông Thứ trưởng về nguyên nhân cá chết vì trong nước có kim loại nặng, như kết quả kiểm nghiệm của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thừa Thiên–Huế… Ông Thứ trưởng lập tức khoát tay yêu cầu dừng phỏng vấn, ông nói nguyên văn ‘Tắt máy, tắt máy nghe. Xin lỗi, không, không, để anh nói riêng với em ». Đừng hỏi câu hỏi đó tổn hại cho đất nước của mình… Em hỏi câu hỏi đó làm tổn hại cho đất nước của mình… »
Tuy nhiên, hôm sau, ngày 28.04.2016, Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà đã đến Formosa trực tiếp khảo sát nơi xử lý nước thải của họ. Tuổi Trẻ.online ngày 30.04.2016 cho biết ông đã nhìn nhận sự cố môi trường rất nghiêm trọng, lần đầu ở Việt Nam. Các bộ ngành, cơ quan nghiên cứu khoa học dù đã nỗ lực nhưng việc điều phối, triển khai trước thảm họa môi trường còn lúng túng, chậm và không đáp ứng được kỳ vọng người dân và công luận. Ông rất mong người dân tiếp tục tin tưởng các Bộ, các ngành sẽ làm hết trách nhiệm với tinh thần công tâm, khoa học để sớm giải tỏa mối lo hiện nay. Ông nhận khuyết điểm và trách nhiệm trước người dân và các cơ quan nhà nước.
Khi kiểm tra trực tiếp tại Formosa, ông đã nhận biết pháp luật Việt Nam không cho phép việc xả thải ngầm trong khi Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân lại nói ‘đường ống ngầm Formosa là hợp pháp’. Ông khẳng định Luật bảo vệ môi trường điều 101 quy định ‘bất cứ đường ống nào, nhất là đường ống xả thải, đều phải tạo điều kiện cho quá trình giám sát, tiếp cận, kiểm tra một cách dễ dàng.
III. LÀM CHÁNH TRỊ HAY KHÔNG LÀM CHÁNH TRỊ ?
Hôm nay, 41 năm sau ngày nhiều người Việt miền Bắc bị Đảng cộng sản lường gạt để giết dồng bào miền Nam hầu đưa toàn dân vào ‘thiên đường cộng sản’. Bằng sự đe dọa ‘làm chính trị’, chúng làm đa số người dân sợ hãi dù, ngày 16.1.1976, ra đi từ ‘thiên đường cộng sản’, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã mời chúng ta, bằng nhắc lại lời Thầy Chí Thánh Giêsu ‘Chúng con đừng sợ’. Nhưng không chỉ chúng ta lầm lẫn việc ‘Làm Chính trị hay không’.
Sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Thông điệp ‘Laudato sí’, ông John Ellis Bush (tức Jeb Bush), người Công Giáo từ năm 1995, ứng cử viên sơ tuyển đảng Cộng hòa vào chức Tổng thống Hoa kỳ năm 2016, nói : « Tôi không đưa ra những chính sách kinh tế dựa theo ý kiến của các Giám mục hay Hồng Y của tôi, hoặc từ Đức Giáo Hoàng của tôi. Tôi nghĩ rằng tôn giáo chỉ nên làm cho chúng ta thành những con người tốt hơn, chứ đừng hướng nhiều về những điều mà cuối cùng đi vào lĩnh vực chính trị ». Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình đáp lời: « Đạo đức có liên hệ đến các quyết định và lựa chọn chúng ta đưa ra trong các tình huống cụ thể, bao gồm cả phương diện kinh tế. Tôi ao ước rằng chúng ta đừng tạo ra thêm những phân cách giả tạo giữa các vấn đề đạo đức, thần học, và các vấn đề kinh tế ». Khi họp báo trình bày thông điệp ‘Laudeto Sí’, Đức Hồng Y nói : « Chúng tôi đề cập đến nhiều vấn đề không phải vì chúng tôi là những chuyên gia về những vấn đề ấy, nhưng chúng tôi đề cập đến chúng vì chúng liên quan đến các tác động tới đời sống chúng ta ». Kết quả, chánh trị gia Jeb Bush mà còn không biết phân biệt thế nào là chánh trị hay không, nên khi tranh sơ tuyển đảng Cộng hòa, ông đã sớm rời cuộc chơi.
Ngày 08 và 09.06.2015, Đại chủng viện Vinh Thanh đã tổ chức Tuyển sinh cho Khóa 15 với 345 thí sinh đăng ký tham dự thi để chọn khoảng 40. Đề thi môn văn năm này được gợi hứng từ một câu rất nổi tiếng của Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi, số 41. ‘Con người thời nay mong nghe những chứng nhân hơn là những thầy dạy, và nếu họ có lắng nghe các thầy dạy là bởi vì các vị thầy này là những chứng nhân’. Chúng ta cũng có thể suy nghĩ về điểu này.
Ngày 27.04.2016, Ban Công và Hòa bình Giáo phận Vinh có ‘Thông cáo về ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung’. Xin mời xem tại :
http://daichungvienvinhthanh.com/ban-cong-ly-va-hoa-binh-thong-cao-ve-tham-hoa-o-nhiem-moi-truong-bien-tai-mien-trung/
Ngày 24.04.2016, Bài giảng Lễ Công lý – Hòa bình ‘Quê hương mình rồi sẽ ra sao ?’ – Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R. tại Đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài gòn. Xin mời xem và/hay nghe tại :
http://tinhdongchuacuuthe.com/bai-giang-le-cong-ly-va-hoa-binh-que-huong-minh-roi-se-ra-sao/
Ngày Quốc tang 30.04.2016
Hà Minh Thảo
Nguoonf: Vietcatholic