Giáo dục nhân bản và đại học Fulbright

Giáo dục nhân bản và đại học Fulbright

 

Hà Minh Thảo

Ngày 22.05.2016, chỉ vài giờ sau khi các phòng phiếu ‘đảng cử, dân bầu’ theo cơ cấu cái gọi là Quốc hội đóng cửa, phi cơ Air Force One chở Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đã đáp xuống phi trường Nội bài (Hà nội) lúc 21 giờ 32, kết hợp với đoàn tùy tùng 800 người mà phần đông đã đến trước. Ông chỉ được tiếp đón lạnh nhạt bởi một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. Thế mà, trong bài Diễn văn ngày 24.05.2016, ông tự khoe ‘Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới. Xét từ góc độ nào đó, sợi dây dài kết nối hai nước vốn bắt đầu từ Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ đến bây giờ đã kết trọn một vòng. Quá trình đó đã diễn ra qua bao nhiêu năm và đòi hỏi những nỗ lực to lớn. Nhưng giờ đây, chúng ta có thể nói điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi: ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa kỳ đã là đối tác’. Rồi, ông ngạo mạn ‘Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta sẽ là những BÀI HỌC CHO CẢ THẾ GIỚI’.

‘Điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi’ vẫn tồn tại khi ‘chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau’ giữa một chính phủ dân chủ (do dân bầu) và một chính phủ độc tài phản dân (do đảng cộng sản chỉ định) bất chấp nhân quyền bị chà đạp. Tại phiên điều trần ‘Tổng thống Obama đến Việt Nam : lỡ một cơ hội thúc đẫy Việt Nam cải thiện Nhân Quyền’ tại Quốc hội Hoa kỳ ngày 23.06.2016, Dân biểu Christopher Smith nói : « Tôi thực sự thất vọng vì Tổng thống khi đến Việt Nam chỉ chú trọng đến hợp tác kinh tế và thương mại hơn là cải tổ chính trị, vấn đề Việt Nam cần thực hiện hầu tạo niềm tin trong quan hệ song phương ».

Về Giáo dục, ông Obama nói : « Chúng tôi đón nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á… Đội hòa bình (Peace Corps) đến Việt Nam để tập trung dạy học.

Như tôi đã nói, ngày hôm qua, đội hòa bình (Peace Corps) đã đến Việt Nam để tập trung dạy học, để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước… Thế hệ trẻ Việt Nam xứng đáng được hưởng những giá trị giáo dục tốt hơn ngay tại quê nhà. Do đó, mùa thu năm nay Đại học Fulbright sẽ đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ chí Minh ».

Tiền nhân chúng ta đã dạy ‘Ta về ta tắm ao ta, Dù trong, dù đục, ao nhà vẫn hơn’. Do đó, trước khi bàn đến những viện trợ mà Hoa kỳ đã dành cho Việt cộng từ sau ngày lập bang giao. Các chính phủ liên tiếp Mỹ đã dùng tiền người dân Mỹ đóng thuế để trợ giúp nhà nước tham nhũng Việt cộng mà kết quả, sau 20 năm hữu nghị tư bản Mỹ và cộng đảng Việt cho thấy nước Việt không tiến so với các quốc gia ASEAN. Hồi tưởng thời Việt Nam Cộng hòa, với nền Giáo dục Nhân bản, hình thành năm 1958, để, đầu thập niên 1960, cố Thủ tướng Lý quang Diệu đã ước mơ Tân gia ba (Singapore) được phát triển như Việt Nam Cộng hòa với Thủ đô Sài gòn, được mệnh danh ‘Hòn ngọc Viễn đông’.

I.- GIÁO DỤC NHÂN BẢN.

Năm 1958, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tổ chức Đại hội Giáo dục Quốc gia lần I tại Sài gòn với sự tham dự của mọi thành phần xã hội: giáo sư các cấp từ tiểu đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật…, phụ huynh học sinh, học giả, đại diện quân đội và các tổ chức tư nhân để xây dựng một nền Giáo dục Quốc gia theo ba nguyên tắc ‘nhân bản’, ‘dân tộc’, và ‘khai phóng’ được ghi cụ thể trong tài liệu ‘Những nguyên tắc căn bản’ do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và, sau đó, trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967. Đó là :

1./ Nhân bản là triết lý chủ trương con người có một địa vị quan trọng trong quốc gia (lấy con người làm gốc và cuộc sống của họ là căn bản; xem con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào. Triết lý này chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

2./ Giáo dục dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa cùng những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

3./ Giáo dục khai phóng không nhất thiết phải bảo thủ tinh thần dân tộc, nhưng phải biết mở rộng cửa hầu tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.

Từ ba nguyên tắc căn bản đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm đề ra những phương hướng chính cho nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa nhằm đạt mục tiêu: Sau khi được giáo dục, những bạn trẻ nước Việt sẽ nên Công Dân như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại? Đó là :

a./ Phát triển toàn diện cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị từng học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện từng cá nhân theo bản tính tự nhiên mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.

b/. Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh, được thực hiện bằng giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và lối sống của người dân; giúp hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu nước mình, phát huy tinh thần đoàn kết, tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học tiếng Việt và sử dụng tiếng này một cách có hiệu quả; giúp nhận biết nét đẹp của quê hương, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp người trẻ có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

c./ Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng giúp học sinh tổ chức các nhóm làm việc độc lập, qua đó, phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp họ có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.

A.) Đặc tính công bình của chế độ cộng hòa.

Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Học sinh, sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học bổng cho sinh viên.

Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: ề Tôi là con của một cán bộ Việt Minh– tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc […] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục ‘xã hội chủ nghĩa’ (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng… Ừ.

B.) Những kỷ niệm bản thân.

a.) Cá nhân chúng tôi được theo học tiểu học tại trường công lập, dù vào thời Pháp thuộc, nhưng chắc chắn được đãi ngộ hơn thời cộng sản, những tay sai Nga Tàu theo chủ nghĩa ngoại lai Mác-Lê nin, chỉ biết ‘thủ tục đầu tiên’. Thời đó, các Thủ tướng là những trí thức biết cung cấp cho đồng bào một chương trình giáo dục gần như tại mẫu quốc vì họ cần đào tạo các công chức và những nhà chuyên môn. Thầy và cô giáo là những nhà mô phạm đáng kính vì có khả năng, chứ không do ô dù đảng hay ‘hồng hơn chuyên’. Sinh hoạt kinh tế không quá đắc đỏ, nên lương bổng bảo đảm đời sống đầy đủ.

b.) Khi chúng tôi bước vào trung học, là lúc Thủ tướng Ngô đình Diệm đã dành lại Độc lập (chủ quyền, tài chính…) cho Việt Nam và Quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nhưng vì trường công cấp này chưa nhiều nên phải thi tuyển. Biết khả năng của con, song thân đã tín nhiệm tư thục Lasan Taberd cho tôi vào học. Phụ trách hệ thống các Trường này là các Tu sĩ Dòng Lasan, do Thánh Linh mục Gioan Tiền hô de la Salle thành lập, hiệân diện trên Quê hương từ năm 1866. Sứ vụ giáo dục được Giáo Hội Công Giáo ủy nhiệm cho các Sư huynh, vừa là Thầy và là Anh, để hướng dẫn giới trẻ đàn em. Để ‘Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh’ việc chào Quốc kỳ màu vàng được lưu truyền từ Trưng Trắc và Trưng Nhị đánh thắng Tô Định chạy về Tàu. Mỗi thứ hai, Quốc Ca cũng được trổi lên cùng lúc Cờ Việt được kéo lên. Sau đó, Sư huynh Hiệu trưởng có đôi lời với các thầy và học sinh và tuyên đọc danh sách các trò đến trể tuần qua : kỹ luật nghiêm nhặt để kết quả ‘tiên học lễ, hậu học văn’ đạt được kết quả mỹ mãn trong các kỳ thi theo chương trình Pháp lẫn Việt. Sau giờ học, thầy trò gặp nhau trong các cuộc tranh tài thể thao. Trường Taberd đã cung cấp cho Bóng bàn Việt Nam những cây vợt đẳng cấp thế giới : Lê Văn Tiết (vô địch quốc tế Pháp 1959) và với Mai văn Hòa, Trần cảnh Được và Trần văn Liễu, Việt Nam Cộng hòa đoạt vô địch toàn đội Á châu năm 1958 và huy chương đồng vô địch quốc tế 1959… Hàng năm, sáng sớm ngày áp lễ Chúa giáng sinh, cựu học sinh Ngô đình Diệm đến hiệp dâng Thánh Lễ và thăm Thầy cũ cùng trò chuyện với học sinh nội trú.

Không áp lực được Tổng thống Ngô đình Diệm để Mỹ đem quân tác chiến vào miền Nam Việt Nam để bán võ khí, ‘bọn sát nhân’ dưới quyền Kennedy, sau khi bài trò ‘đàn áp Phật giáo’ đã thuê những kẻ giết mướn thảm sát ông Diệm và bào huynh Ngô đình Nhu ngày 02.11.1963. Hành động tung quân vào chiến trường Việt Nam của vị tiền nhiệm đồng đảng Dân chủ Lyndon B. Johnson là vì ‘nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới xung đột’ như phát biểu của Tổng thống Obama ngày 24.05.2016 và đã cướp đi sinh mạng của 58.315 công dân Mỹ. Dưới sự ‘cố vấn kiểu Mỹ’của các viên chức Hoa kỳ và các Thượng tọa, nhiều chánh khách bất tài bị các tướng tham quyền hết đảo chính rồi chỉnh lý. Ngày 01.04.1967, Hiến pháp đệ Nhị Cộng hòa được ban hành với nền Giáo dục Nhân bản được ghi vào đó.

Đến ngày 30.04.1975, Giáo Hội Công Giáo điều hành 226 trường trung học và 1.030 trường tiểu học, với các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd và các trường Lasan khác tại Thủ đức, Đà lạt, Mỹ tho, Nha trang, v.v.. (dành cho nam sinh); Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới), Saint Paul, Thiên Phước (dành cho nữ sinh) bị nhà nước Cộng sản đóng cửa và ‘mượn không trả’ trường ốc. Một nhà nước cướp đoạt như thế thì giáo dục được ai ? Nền Giáo dục Nhân bản bị tiêu diệt và hệ thống Giáo dục Công Giáo không còn thì xã hội Việt Nam đi về đâu ?

II.- GIÁO DỤC CỘNG SẢN.

Các viên chức lãnh đạo Giáo dục dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa khôntg đủ sức để hình thành triết lý giáo dục của mình. Tháng 09/2007, Học viện Quản lý Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo khoa học ‘Triết lý giáo dục Việt Nam’. Nhiều đại biểu cho rằng nền giáo dục Việt Nam từ trong truyền thống và hiện đại đều có triết lý giáo dục, thể hiện qua những câu như: ‘Không thầy đố mày làm nên’; ‘Học thầy không tày học bạn’; ‘Học phải đi đôi với hành’; ‘Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người’; ‘Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu’; v.v… Tuy vậy, theo tường trình của Tạp chí Cộng sản, hội nghị này vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thể về triết lý giáo dục của Việt Nam. Mục tiêu phấn đấu chung của cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam là thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 142 Bộ Chính trị Đảng Cộng sản chỉ rõ những mục tiêu giáo dục như sau: ‘… Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới’.

Sau hơn 41 năm, cộng đảng Việt ngự trị trên Quê Hương và, 20 năm Mỹ nhận sinh viên du học, xã hội nước nhà ngày càng thoái hóa, trong Thánh Lễ kính Thánh Antôn ngày 13.06.2016, tại Linh địa Thánh Antôn, Trại Gáo, Đức Cha Phaolô Nguyễn thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, giảng : « Trong truyền thống, bàn ăn là nơi gia đình gặp gỡ nhau, tìm lại nhau sau những giờ làm việc vất vả. Trước đây, rất nhiều gia đình dù là những bữa cơm đạm bạc nhưng chúng ta tin rằng đó là bữa cơm an lành với những thực phẩm an lành, bổ dưỡng, giúp chúng ta lấy lại sức khỏe. Hôm nay, người dân Việt Nam với mâm cơm đầy nghi nan, không biết đâu là thực phẩm bẩn – sạch và ranh giới giữa chúng rất mong manh. Một số người ham lợi nhuận, vì đồng tiền đã bán rẻ lương tâm, chế biến những thực phẩm bẩn đem bán trên thị trường. Câu chuyện về vườn rau mà người ta hay kể lại là minh chứng. Cách đây không lâu có một bài văn của một em học sinh tả về rườn rau nhà em như sau: ‘nhà em có bốn luống rau. Mẹ sai em ra vườn hái rau. Em hái mỗi luống một ít. Mang về mẹ hỏi em ‘con hái luống nào?’ Em kể lại hái mỗi luống một ít. Mẹ la lên: ‘chết rồi, con phải hái luống gần bờ tường vì đó là luống rau nhà mình ăn, còn ba luống kia là rau có thuốc sâu để bán cho người ta’Ừ.

Lời mẹ dặn con sao thấy đau quá! Biết rằng ba luống rau kia có nhiễm độc tố mà sao vẫn thản nhiên mang ra chợ bán cho người khác. Hóa ra người Việt chúng ta đang giết nhau một cách thản nhiên và bình thường. Vì người trồng rau không phải chỉ ăn rau mà bán đi để mua: thịt, nước mắm, cá, trái cây… Và những người sản xuất những thực phẩm kia cũng dùng hóa chất. Như vậy bàn ăn của người mình hôm nay đầy nghi nan. Những món ăn ta nhìn trước mặt đầy nghi vấn, có hóa chất hay không, có yếu tố Trung quốc hay không?

Rất mong những người Công Giáo, những bạn thánh Antôn, một vị thánh nhân lành, dùng cả cuộc đời để đem lại an vui cho người khác, một vị thánh rao giảng chân lý và sự thật đòi hỏi mỗi người phải sống đúng lương tâm, đúng với giới răn Đạo Chúa. Chúng ta phải nhất quyết không chế tạo thực phẩm bẩn. Không vì đồng tiền mang gieo cho anh chị em ta những thực phẩm bẩn. Mâm cơm người Việt hôm nay không chỉ là mâm cơm cho thể lý. Đức Giêsu đã truyền cho chúng ta: ‘chính anh em hãy cho họ ăn’. Ăn đây không phải chỉ về thân xác vì Chúa nói: ‘con người sống không chỉ nhờ cơm bánh nhưng còn là Lời từ miệng Chúa phán ra’. ‘Mâm cơm’ hôm nay của chúng ta còn rất nhiều khủng hoảng như ‘mâm cơm giáo dục’. Chưa bao giờ giáo dục xuống cấp như vậy. Chưa bao giờ giáo dục rơi vào hoàn cảnh dạy chữ không nỗi, huống hồ dạy người. Chưa bao giờ bạo lực học đường tràn lan và công khai như hôm nay. Chưa bao giờ con cái của các quan chức và đại gia lại bỏ nước ra đi học ở nước ngoài nhiều như vậy, để lại trường lớp cho con cái nhà nghèo.

‘Mâm cơn văn hóa’, ‘mâm cơn nhân bản’, ‘mâm cơm tình người’ chưa bao giờ bẩn như hôm nay, khi con người xử ác và xử tệ đến như vậy. Chưa bao giờ con người Việt Nam bạo động, nóng nảy và hung ác như vậy. Chỉ cần ra đường va chạm nhỏ cũng dẫn đến bạo động, đả thương nhau! Tình nghĩa đồng bào còn đâu! Đâu còn những giá trị văn hóa và tâm linh! Còn đâu câu ca dao: ‘bầu ơi thương lấy bí cùng/tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn’. Tại sao con người hôm nay lại xuống cấp thê thảm về giáo dục, văn hóa, và nhân bản đến như vậy?

III.- ĐẠO ĐỨC CHUNG QUANH ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM.

Đọc bài ‘FUV (Fulbright University Vietnam) phản hồi về khoản tiền tài trợ từ Chánh phủ Hoa kỳ’, chúng ta được biết :

A.) Về mặt tài chính, Chính phủ Hoa kỳ sẽ hỗ trợ Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) khoảng 20 triệu mỹ kim từ 2015 đến 2018 dưới hình thức tài trợ không hoàn lại. Khoản tài trợ 20 triệu mỹ kim này đến từ hai nguồn:

Thứ nhất, theo Đạo luật số HR 83 (Luật về Ngân sách hợp nhất và tiếp tục tăng cường 2015 – Consolidated and Further Continuing Appropriations Act of 2015) được Quốc hội Hoa kỳ thông qua ngày 15/12/2014, Chính phủ Hoa kỳ sẽ sử dụng nguồn tiền trong Quỹ Trả Nợ Việt Nam (Vietnam Debt Repayment Fund) để tài trợ cho một trường đại học tư thục phi lợi nhuận ở Việt Nam. Số tiền này nằm ngoài số tiền mà Chính phủ Hoa kỳ đã cam kết tài trợ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam. Vì vậy, số tiền này không phải là tiền của Quỹ Giáo dục Việt Nam. Ước tính, số tiền còn lại vào khoảng 17,5 triệu mỹ kim. Trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gửi Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao TP.HCM và hồ sơ xin thành lập FUV gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã thể hiện rõ số tiền này.

Thứ hai, trong năm tài chính 2015-2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ 2,5 triệu mỹ kim cho việc triển khai Dự án FUV thông qua Đại học Harvard từ nguồn tài chính khác của Chính phủ Hoa kỳ.

Bên cạnh đó, để tránh mọi hiểu nhầm về mối quan hệ giữa Trường Đại học Fulbright Việt Nam và Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), chúng tôi xin khẳng định rằng FUV đã và sẽ tiếp tục có mối quan hệ công tác chặt chẽ với VEF. Chúng tôi mong muốn sẽ gắn kết cộng đồng VEF, đặc biệt là những người đã nhận học bổng VEF, vào các hoạt động học thuật của FUV, đặc biệt là trong các ngành khoa học và kỹ thuật. Sự tham gia của họ sẽ có vai trò thiết yếu trong thành công của FUV.

B.) Về vai trò của cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey trong quá trình gây quỹ cho FUV. Cựu Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tín thác. Cơ quan đóng vai trò chủ chốt trong quá trình vận động thông qua đạo luật số HR 83 tháng 12/2014 nhờ xây dựng được một liên minh lưỡng đảng ở cả Thượng viện và Hạ viện Hoa kỳ. Bob đã sử dụng những mối quan hệ sẵn có cũng như xây dựng những mối quan hệ mới để giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ có ảnh hưởng trong cả hai đảng. Dù là đảng viên Dân chủ, Bob đã đặc biệt thành công trong việc xây dựng liên minh với các thành viên đảng Cộng hòa. Do đó, ông được đề cử đứng đầu Quỹ Tín thác Sáng kiến đại học Việt Nam (TUIV), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở đặt tại Massachusetts, có nhiệm vụ thúc đẩy những sáng kiến về thể chế cho giáo dục đại học Việt Nam, như hỗ trợ sáng kiến FUV bằng cách huy động nguồn tài chính và trí thức, quản lý phần đóng góp của chính phủ Mỹ vào FUV, và tiến hành giám sát dự án.

C.) Bob Kerrey làm gì trong chiến tranh Việt Nam ? Hải quân Đại uý Joseph Robert Kerrey từng tham gia vào vụ thảm sát đẫm máu ở xã Thạnh phong (Bến tre) khiến hơn 13 trẻ em và phụ nữ bị giết đêm 25.02.1969. Báo cáo không đầy đủ của Kerrey và đồng đội chỉ ghi ‘tiêu diệt 21 Việt cộng’ và phá huỷ hai căn nhà. Sự kiện chỉ được đưa ánh sáng sau loạt bài điều tra do New York Times và chương trình ‘60 Minutes II’ đài CBS năm 2001. Ông kể ‘đêm nói trên, đội SEALs của ông tới làng đó trang bị súng M-16, súng ngắn, lựu đạn sáng, súng máy,.. để tiêu diệt nhân vật của mặt trận giải phóng. ‘Nguyên tắc tác chiến khi đó là giết tất cả những ai chúng tôi gặp. Giết những ai chúng tôi gặp không thì phải huỷ chiến dịch’,

Khi tới cụm nhà đầu tiên, họ dùng dao đâm chết hết mấy người họ gặp, để không gây ra tiếng động hầu bị phát hiện. Gerhard Klann, thành viên khác của đội, và bà Phạm trí Lãnh, người phụ nữ sống sót trong vụ thảm sát và được chương trình ‘60 Minutes II’ phỏng vấn kể lại việc là họ gặp hai ông bà cụ và ba đứa trẻ dưới 12 tuổi ở cụm nhà đầu tiên. Kerrey ra lệnh cho họ giết những người này. Klann túm lấy ông già, bịt mồm mang đi và dùng dao đâm ông liên tiếp. ‘Ông không chết, tiếp tục vùng lại’, Kerrey bước tới đẩy ông già xuống đất và đạp chân lên ngực ông dằn ông xuống, trong khi Klann dùng dao cắt cổ ông. Trong lúc Klann giết ông già thì các thành viên trong nhóm xông vào giết người bà cụ và ba đứa trẻ. Bà Lãnh may mắn thoát chết vì nấp ngay khi nghe tiếng khóc. Klann nói ‘sau đó, họ bắt hết phụ nữ và trẻ em từ các nhà quanh xóm, dồn ra góc thôn và quyết định ‘giết hết và rút lui’. Klann nói Kerrey ra lệnh giết và toán lính này đứng cách 6-10 mét bắt đầu xả súng máy trong vòng khoảng 30 giây. Bắn xong, họ lại nghe thấy tiếng rên rỉ và lại bắn tiếp thêm 30 giây lần nữa. Lần cuối, có tiếng khóc của đứa trẻ. Klann chỉ tay vào trái tim mình nói ‘tôi phải sống với những điều này trong đây. Tôi không thể tống chúng ra khỏi tâm trí mình’.

Sau trận chiến, Kerrey nộp báo cáo chỉ nói là giết 21 lính Việt Cộng. Nhưng hôm sau, thông tin về dân thường bị sát hại dã man ở Thanh phong được loan truyền và quân đội Mỹ bắt đầu điều tra. Báo cáo quân đội được điều chỉnh ‘24 người chết trong đó 13 phụ nữ, trẻ em và 1 cụ già. 11 người không xác minh được danh tính và được cho là lính Việt cộng’. Nhưng những thông tin này được giấu nhẹm và chỉ bị phát hiện sau khi New York Times và CBS dùng FOIA (quyền tự do thông tin) để tiếp cận hồ sơ lưu trữ của hải quân và quân đội. Nhiều cựu chiến binh và các nhóm chống chiến tranh chỉ trích hành động của Kerrey là ‘tội ác chiến tranh’. Ghi lại những chi tiết này từ Wikipedia để hy vọng sự tha thứ của việt cộng. Năm 1975, chúng đã hứa hẹn ‘sự khoan hồng’ để các Sĩ quan Việt Nam Cộng hòa trình diện học tập vài tuần và trở thành ‘mút mùa’. Bao giờ, chính phủ Mỹ mới biết ‘thế nào là cộng sản’ ? Bà cố vấn Elizabeth Phú cần biết thêm về Cọâng sản Việt Nam.

D.) Đối thủ của ông là Tôn Nữ Thị Ninh, một người lung tung chức vụ (một lần kia, các dân biểu Nghị viện Âu châu đến thăm Quốc hội Việt cộng. Họ rất ngạc nhiên đến khinh thường khi thấy bà vừa là Đại biểu Quốc hội vừa là Đại sứ Việt tại Liên hiệp Âu châu vì họ quên Việt Nam là một nước độc đảng và độc tài nên làm gì có tam quyền phân lập). Vì là Việt cộng, bà không được ủng hộ bởi những người còn hay cựu cộng sản vì cho rằng bà là người Huế mà không nói thật vụ thảm sát Huế năm Mậu thân 1968.

Bao nhiêu ‘nhân vật khác’ nhân danh đạo đức, lời Phật dạy hay xóa bỏ hận thù… Những người tha tội cho Bob Kerry thì nhân danh ai trong khi nhiều thân nhân của các nạn nhân nói họ còn căn thù đến chết. Bob quá sang giàu và quyền thế để họ có thể gặp mặt, khoan nói đến việc tha hay không tha…

Thật đây là câu chuyện xin lỗi và tha thứ cho nhau trong quá khứ, nhưng chúng không thấy mình đang tiếp tay nhà cầm quyền cộng sản Việt để đàn áp đồng bào họ. Nhân danh việc giáo dục, có ai trong họ (các giáo sư, tiến sĩ…) dám lên tiếng trường hợp Sinh viên Nguyễn thị Phương Uyên bị ‘Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ chí Minh đuổi học’ chỉ vì lòng yêu nước cũng như bao nhiêu sinh viên khác đã bị đuổi học chỉ vì biểu tình chống Tàu cộng xâm lược hay cá chết hàng loạt mà, ngay những ngày đầu, họ đã tuyên đoán được thủ phạm chính là Formosa. Đa số người trong họ quên đi những người dân oan bị nhà nước này cướp hợp pháp nhà cửa của họ. Nếu ông Bob Kerry nói một tiếng để giúp họ thì thật cám ơn, dù kết quả tốt xấu sẽ tính sau.

Ông Obama khoe ‘Chúng tôi đón nhận nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á’. Nhưng ông có biết bao nhiêu trở về Việt Nam tham gia vào việc phát triển thật sự nước Việt Nam ? Trước nhứt, những người không có ô dù sẽ tìm cách ở lại vì chỉ cần làm việc có tiền đủ sống trong tự do, bệnh không đến nổi phải biết thủ tục ‘đầu tiên’ (tức tiền đâu ?). Trong số những kẻ có dù lộng về thì bao nhiêu tên, sau khi ăn chơi thoải mái ở nước người, khi trở lãnh đạo công an hay thanh niên xung phong để đánh đập đàn bà, trẻ em và hỗn láo với người yêu nước.

Xin m ời xem : https://haedc.org/2016/05/18/con-trai-tuong-chung-an-choi-hay-du-hoc/

Hà Minh Thảo

[post-views]
Pin It

Gửi phản hồi