Muà bầu cử ở Hoa Kỳ: hậu quả cuả một thực tại mới đối với Công Giáo.

Mùa bầu cử ở Hoa Kỳ: hậu quả cuả một thực tại mới đối với Công Giáo.

Thực tại chính trị mới.

 

 

Những ai đã từng theo dõi cuộc bầu cử giũa kỳ ở Hoa Kỳ thì đều biết rằng đảng Cộng Hoà đã thắng lớn:

-Họ đã giành thêm được 7 ghế Thượng Viện để có một đa số là 52 ghế, đó là chưa kể 3 ghế còn chưa quyết định ở Virginia, Alaska và Louisiana.

Alaska và Louisiana không có người chiếm được đa số (trên 50%) cho nên sẽ phải bầu cử đợt 2 để quyết định chung kết.

-Dưới Hạ Viện họ gia tăng thêm 13 ghế để có một đa số áp đảo là 242 ghế. (vs 174 Dân Chủ )

-Cấp Tiểu Bang, những tiểu bang từng bỏ phiếu cho Dân Chủ như Illinois, Maryland, và Massachusetts thì nay đã chọn thống đốc Cộng Hoà.

Nói chung, trừ trường hợp cuả một dân biểu Cộng Hoà ở Hạ Viện thì tất cả các ứng viên tái tranh cử cuả đảng Cộng Hoà đã không một ai phải thất cử cả. Và kết quả đã là rất quyết định và rất sớm.

Lý do

Người ta sẽ còn nghiên cứu nhiều về lý do chiến thắng cuả Cộng Hoà cũng như lý do thất bại cuả Dân Chủ, tuy nhiên một vài nét tổng quát đã được nêu ra như sau:

-Đây là một cuộc trưng cầu dân ý về Obama. Ông ta đã thất nhân tâm đến độ trong hầu hết các cuộc tranh cử, ông ta phải tránh mặt không xuất hiện để cho ứng cử viên cuả đảng khỏi bị liên lụy.

-Đảng Cộng Hoà tuy không đắc nhân tâm hơn gì, nhưng đã áp dụng một kỷ luật nội bộ khá vững vàng và một kế hoạch tranh cử có hiệu quả.

Kết quả là một đảng Dân Chủ trở nên yếu kém chưa từng thấy. Theo Business Insider thì có nhiều đảng viên đã biều lộ sự bất mãn một cách khá mạnh mẽ, một chiến lược gia giấu tên cuả Dân Chủ thốt lên rằng: "Có ai mà ngờ được sẽ lại tái diễn một cơn sóng thần như năm 2004 đâu ?"

Rồi anh ta tức giận chửi thề: "@@, rõ ràng là một cuộc tắm máu".

Người ta nghĩ rằng đảng Dân Chủ đang cần có một vị cứu tinh, giống như sự xuất hiện cuả Mai Sen cứu dân Do Thái khỏi nước Ai Cập ngày xưa. Nhưng ai sẽ là nhân vật đó đây?

Hillary Clinton chăng? Trong cuộc bầu cử vừa qua, cả hai ông bà Bill và Hillary Clinton đã xuất hiện trên 100 cuộc vận động để ủng hộ gà nhà, nhưng tình thế cũng không khả quan hơn gì !

Những hậu quả.

Như đã từng được bàn, hậu quả sẽ là một tình trạng xa lầy thêm 2 năm nữa.

Một cái vòng luẩn quẩn sẽ xảy ra: Lập Pháp, do Cộng Hoà kiểm soát, sẽ thúc đẩy nhiều dự luật, nhưng Obama sẽ dùng quyền phủ quyết để bác bỏ. Và vì phe Cộng Hoà không có đủ 67 ghế ở Thượng Viện để vượt qua (override) việc phủ quyết đó, cho nên 'bế tắc sẽ hoàn lại bế tắc'.

Không phải mọi hệ lụy cuả bế tắc đều là xấu. Nhiều kinh tế gia cho rằng nhờ có bế tắc mà sự chi tiêu hào phóng của Hoa Kỳ đã được kềm hãm, sự thâm hụt về tài chánh được giảm bớt, cán cân ngoại thương tương đối tìm được cân bằng và nền kinh tế đang trên đà phục hồi.

Nhưng bế tắc cũng có nhiều hệ lụy xấu. Chính sách Hoa Kỳ bị sa sút trên lãnh vực ngoại giao và quân sự. Âu Châu không còn sống hoà nhịp với Mỹ như xưa, Tầu và Nga bắt đầu 'thí nghiệm' sức mạnh cuả Mỷ ở nhiều nơi.

Riêng ở trong nước, nhiều lãnh vực đời sống dân sự đáng lẽ phải được canh tân đã không thể thực hiện được, thí dụ như những luật lệ về di dân, việc tăng cường kiểm soát biên giới để chống nạn buôn người, ma tuý và vấn đề giảm giá y tế.

Cách duy nhất để tháo gỡ là phải có một sự thoả hiệp (compromise) giữa Obama và quốc hội.

Một lãnh vực mà người ta thấy có thể thoả hiệp được đó là về kinh tế tài chánh.

Thúc đẩy ngoại thương với Á Châu?

Theo báo Forbes, thì một thượng viện Cộng Hoà sẽ có nhiều hy vọng thoả thuận với Obama về những cam kết ngoại thương, nhất là những đề nghị Tự Do mậu dịch với các quốc gia Á Châu mà Obama đã thúc đẩy trong những năm vừa qua.

Với một vị chủ tịch mới cuả khối đa số là Mitch McConnell, thay thế cho Harry Reid, thì những cản trở cuả Harry Reid từ trước đến nay sẽ tan biến mất.

Harry Reid, xuất thân là một luật sư cuả các liên đoàn lao động, đã không muốn có một nền ngoại thương lớn mạnh với Á Châu để bảo vệ số công việc ở trong nước.

Mitch McConnell là một thượng nghị sĩ có nhiều liên hệ với Á Châu. Vợ là bà Elaine Chao, từng làm tổng trưởng lao động dưới chính phủ W. Bush, là một người gốc Đài Loan.

Và chủ tịch mới cuả ủy ban tài chánh thượng viện chắc chắn sẽ là Orrin Hatch, thượng nghị sĩ Utah, cũng là một gương mặt thân Đài Loan.

Cho nên một số kinh tế gia đã tiên đoán rằng, tuy sẽ có nhiều nới lỏng về ngoại thương với các quốc gia Á Châu, nhưng mỗi khi có sự cạnh tranh giữa Trung Cộng và Đài Loan, thì sẽ có 'nổ lớn.'

Đây có phải là một sự khởi đầu cuả một sự 'tái phối trí' về kinh tế tài chánh để bao vây Trung Cộng chăng?

Hậu quả về các ưu tiên cuả Công Giáo.

Riêng về những ưu tiên cuả Công Giáo, thì một thực tại chính trị mới sẽ có hậu quả thế nào?

Trong cuộc bầu cử vừa qua, viễn ảnh không mấy lạc quan cho Công Giáo chúng ta.

-Về lãnh vực Phò Sự Sống (PRO-LIFE), hầu như những dự luật đưa ra đều thất bại. Cử tri Colorado đã bác bỏ tu chính án nhằm bảo vệ thai nhi. Cũng vậy cử tri ở North Dakota cũng bác bỏ tu chính án công bố quyền được sống cuả con người trong mọi giai đoạn phát triển.

Chỉ có Tennessee đã thông qua một dự án mơ hồ cho phép quốc hội (cuả tiểu bang) được quyền "thi hành, thay đổi hay bác bỏ" những luật lệ về phá thai.

- Về lãnh vực Phát Triển Xã Hội (DOMESTIC SOCIAL DEVELOPMENT) cũng không khả quan lắm. Oregon, Washington DC, Alaska cho phép những người trên 21 tuổi được sở hữu một số lá khô hoặc trồng cây marijuana để tiêu thụ (không được bán.)

Chỉ có Florida chống lại việc hợp lệ hoá việc thương mại marijuana vì lý do y tế.

Illinois thúc đẩy các hãng bảo hiểm trả tiền cho thuốc phá thai.

Tuy nhiên cũng đã có một số tiến triển như sau:

-về lãnh vực lương bổng. Các tiểu bang Alaska, Nebraska, South Dakota và Illinois đã cho phép tăng lương tối thiểu.

-Massachusetts bắt buộc mọi chủ nhân phải trả lương nghỉ bệnh cho công nhân. (cho đến 40 giờ )

Hậu quả lâu dài..

Nhìn lâu dài hướng về tương lai, người ta nhận thấy có một hậu quả gắn liền với sự kiểm soát thượng viện, đó là những bổ nhiệm trên Tối Cao Pháp Viện và những bổ nhiệm chức vụ thẩm phán cuả liên bang sẽ có thay đổi. Những bổ nhiệm này cần được thượng viện phê chuẩn.

Trong 6 năm qua, Obama đã bổ nhiệm tất cả là 280 thẩm phán, tức là 1 phần 3 tổng số thẩm phán trên toàn quốc, mà hầu hết là những người ủng hộ nghị trình thúc đẩy một xã hội phóng khoáng.

Họ đã không ít đánh bại những khiếu nại hay đóng cửa nhiều cơ quan xã hội Công Giáo qua những tranh tụng về việc điều hành viện Mồ Côi, về các chương trình giúp các phụ nữ v.v. chỉ vì những cơ quan này không phát thuốc ngừa thai hoặc không cho những cặp đồng tính nhận con nuôi.

Với một thượng viện bảo thủ hơn, hy vọng những sự bổ nhiệm có tính cách 'chính trị' như trên sẽ chấm dứt.

(25)

Bài đăng bởi Truyền Thông Giáo Xứ Tân Lộc

Pin It

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: