Sứ điệp hòa bình và quê hương Việt Nam

SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH 2016 VÀ QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM

Hà Minh Thảo
Ngày 15.12.2015, tại Phòng Báo chí Toà Thánh (Vatican), Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình, đã chủ tọa cuộc Họp báo để trình bày Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Hoà bình Thế giới lần thứ 49 vào ngày 01.01.2016. Sứ điệp đã được Đức đương kiêm Giáo Hoàng đã ký ban hành ngày 08.12.2015, nhân Lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội và Khai mạc Năm Thánh về Lòng Thương Xót. 

I. SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH NĂM 2016

Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến người Công Giáo và những người thiện chí Sứ điệp mang chủ đề ‘Vượt thắng sự thờ ơ lãnh đạm và cố gắng đạt tới hòa bình’ (‘Gagne sur l’indifférence et remporte la paix!’, tiếng Pháp, và ‘Overcome Indifference and Win Peace’, tiếng Anh.

Nội dung chính yếu Sứ điệp, theo Đức Hồng Y Peter Turkson, là : « Kẻ thù của hoà bình là sự dửng dưng của con người đối với đồng loại, nó nảy sinh từ sự khước từ Thiên Chúa. Hãy dấn thân một cách xác tín để xây dựng hoà bình, bởi vì nếu thực sự hoà bình đúng là quà tặng của Thiên Chúa thì cũng thật xác đáng khi việc hiện thực hoá hoà bình cũng được phó thác cho những người nam và người nữ thiện chí ».

Thiên Chúa không thờ ơ lãnh đạm! Đối với Người, nhân loại rất quan trọng, Người không bỏ rơi nhân loại! Do đó, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, năm 2015 khép lại với một bảng tổng kết đau thương về hoà bình. Chủ nghĩa khủng bố và các cuộc xung đột, bách hại sắc tộc, tôn giáo cùng sự lạm dụng quyền hành với những hậu quả thê lương. Tuy nhiên, có những động cơ rất đáng hy vọng và Người xác định chúng qua vài sự kiện quốc tế nổi bật gần đây, như thoả thuận về khí hậu tại Paris (COP 21) hay Lịch trình hành động của Liên hiệp quốc cho đến năm 2030 hướng tới việc phát triển bền vững. Những sự kiện này thúc đẩy chúng ta có thể tin tưởng vào khả năng nhân loại để cùng nhau hành động trong tinh thần đoàn kết. Một quan điểm được Người lưu ý đi liền với quan điểm Giáo Hội trong suốt 50 năm vừa qua, hướng đến đối thoại, đoàn kết và Lòng Thương Xót.

Năm 2015, Giáo Hội ghi dấu ngày kỷ niệm 50 năm công bố hai văn kiện Công đồng Vatican II, ‘Nostra aetate’ và ‘Gaudium et spes’ thúc đẩy và mời gọi hãy mở ra cho cuộc đối thoại với các tôn giáo không thuộc Đức Ki-tô và đối thoại với gia đình nhân loại về những vấn đề thế giới, vì ‘niềm vui và hy vọng, đau buồn và sợ hãi của nhân loại trong thời hiện tại, đặc biệt là của những người nghèo và bị áp bức bằng mọi hình thức, […] cũng là niềm vui và hy vọng, đau buồn và sợ hãi của các môn đệ Chúa Ki-tô’ (Công đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes, 1.), như một dấu chỉ tình liên đới và mối thiện cảm đầy lòng kính trọng.

Đức Thánh Cha lên án về nạn toàn cầu hoá sự dửng dưng. Cụ thể là những đe dọa đối với hoà bình rất cụ thể và nảy sinh phần lớn từ sự dửng dưng trong cuộc gặp gỡ với người thân cận và trong cuộc gặp gỡ đối với mọi tạo vật (do Thiên Chúa. Một thái độ đóng kín đến độ lan tràn như được chỉ ra bởi Đức Phanxicô với thuật ngữ ‘toàn cầu hoá của sự dửng dưng’. Một sự dữ vốn sản sinh trước hết từ sự dửng dưng mà con người ước muốn đối với Thiên Chúa. Từ sự đổ vỡ của mối tương quan ưu tiên này mà các điều xấu xa đã tiệm tiến đi vào xã hội vốn đã bị Người không ngừng tố giác: nạn tham nhũng, hủy hoại môi trường, thiếu vắng sự cảm thông khi đối diện với người khác. Con đường mà Người đưa ra để tranh đấu chống lại toàn cầu hoá sự dửng dưng đòi hỏi phải trải qua một cuộc hoán cải sâu xa trong lòng con người, để cho phép chúng ta được hưởng Hồng ân Thiên Chúa ban để trở về hầu có thể cởi mở chính mình cho tha nhân với sự đoàn kết chân thực. Những thí dụ về tinh thần đoàn kết mà Người đã nói tới đòi hỏi một sự dấn thân rộng khắp, khả năng để tạo dựng một nền văn hoá đích thực và chính danh của Lòng Thương Xót.

Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta về bổn phận đoàn kết và thương xót, vốn khởi đi từ các gia đình. Nơi đây, những nhà huấn giáo, các nhà truyền thông là những tác nhân đầu tiên được kêu gọi vì lẽ là những người khởi xướng những giá trị của tự do, về phương diện tương hỗ lẫn nhau và tình liên đới. Trong bối cảnh này, Người nêu ra thí dụ tiêu cực của những nhà hoạt động truyền thông vốn không quan tâm gì mấy đến cách thức mà họ vận dụng để thủ đắc và phổ biến những thông tin. Tuy nhiên, xã hội vẫn đầy rẫy những điển hình sự dấn thân cho đoàn kết và thương xót: những tổ chức dân sự bảo vệ nhân quyền và các hiệp hội từ thiện, cụ thể là các cơ quan phi chính phủ hoạt động cứu trợ những di dân đang gặp khó khăn. Người nói rằng những hoạt động này là biểu hiện Lòng Thương Xót cả về thể xác lẫn tinh thần. Đức Thánh Cha tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những ai trong Giáo Hội đã thực hiện lời kêu gọi của Người để đón tiếp một gia đình người di dân.

Đức Hồng Y Peter Turkson nói Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng Năm Thánh Lòng Thương Xót đem đến cho chúng ta một cơ hội để thức tỉnh về mức độ sự thờ ơ lãnh đạm luôn ẩn náo trong lòng mỗi người, để đánh bại nó và dấn thân nhằm cải thiện hoàn cảnh thực tế xung quanh chúng ta. Không ai rơi vào ‘sự thờ ơ lãnh đạm làm hạ thấp nhân phẩm; không rơi vào thói quen làm mất cảm xúc và ngăn cản việc khám phá ra một cái gì đó mới; không rơi vào thói cay độc đầy tính hủy hoại’. Có nhiều lý do để tin vào khả năng con người trong việc cùng hành động, trong tình liên đới và nhìn nhận mối liên kết để lưu tâm đặc biệt tới những người yếu đuối nhất cùng việc bảo vệ và duy trì sự hạnh phúc chung. Phẩm giá và các mối tương quan giữa con người với nhau chính là điều căn bản đối với nhân loại mà Thiên Chúa sáng tạo nên theo hình ảnh Người và giống như Người. Là những thụ tạo được phú bẩm cho một phẩm giá bất khả nhượng, chúng ta hiện hữu trong mối tương quan với mọi người nam nữ, và đối với họ, chúng ta đang mang một trách nhiệm và thể hiện tình liên đới. Nếu không, nhân loại, sẽ mất đi phần nhân tính, nên có thái độ thờ ơ lãnh đạm, là mối đe dọa đối với gia đình nhân loại. Trong năm mới, Đức Thánh Cha mời mọi người hãy nhận ra tình cảnh đó, hầu thắng thái độ thờ ơ lãnh đạm mà cùng cố gắng dựng xây Hòa bình.

Đức Phanxicô kết thúc Sứ điệp Ngày Hoà bình thế giới 2016 bằng nhắc nhởù tất cả những ai đang ở trong tình trạng mỏng manh và thiệt thòi. Đồng thời, Người kêu gọi xoá bỏ án tử hình và đẩy mạnh ân xá. Đối với những nhà lãnh đạo các nước, Người khẩn cầu và phó thác cho sự phù trợ từ Đức Maria: đó là hãy khước từ chiến tranh; tha nợ cho các nước nghèo hơn, tôn trọng những chính sách cộng tác tác vốn không làm tổn hại quyền được sống của những trẻ sắp chào đời. 

II. SỰ THỜ Ơ LÃNH ĐẠM Ở VIỆT NAM.

Vài tuần sau khi ông bà, cha mẹ tổ chức mừng Thôi nôi cho tôi, gia đình chúng tôi đã phải rời miền Lục tỉnh để di tản về Sài gòn. Lý do : cuộc ‘cách mạng tháng 8/1945’ bùng nổ và Việt Minh (gồm các đảng cộng sản và không cộng sản) cướp chính quyền từ tay Vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim. Ngày 20.08.1945, Nhà Vua cho biết ông sẵn sàng thoái vị nếu người đứng đầu Việt Minh là Nguyễn Ái Quốc (lúc đó, ít người biết Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc). Ngày 25.08.1945, Bảo Đại từ ngai để trở thành công dân Nguyễn Phước Vĩnh Thụy. Ngày 02.09.1945, tại quảng trường Ba đình (Hà nội), ông Hồ Chí Minh đọc ‘Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố khai sinh một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’. Từ đó, nước Việt Nam mới ngày càng bị lệ thuộc Liên xô và Trung cộng cùng chư hầu để nuôi cuộc chiến dân tộc tương tàn đưa đến một nước Việt còn kém thua Cao miên, Lào và hoàn tòan lệ thuộc Tàu cộng. Nhân dịp đọc Thông điệp Hòa bình 2016 ‘Vượt thắng sự thờ ơ lãnh đạm và cố gắng đạt tới hòa bình’, xin mời cùng nhìn lại lịch sử cận đại Việt Nam và Giáo Hội Công Giáo Quê Hương.

A.- Việt Nam sau ngày 02.09.1945.

Sự kiện Hồ Chí Minh tuyên bố Độc lập cho Việt Nam chỉ là chuyện đẩy một cái cửa đã mở vì, trước đó, ngày 11.03.1945, Vua Bảo Đại đã ‘Tuyên cáo Việt Nam độc lập’ và hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Cùng với Thủ tướng Trần Trọng Kim, nhà Vua đã ra các Đạo dụ để thiết lập nền Dân chủ cho Việt Nam và để chấn hưng Đất Nước về mọi phương diện, nhưng Việt Minh đã cướp Chính quyền và xóa bỏ việc Dân chủ hóa Đất Nước. Từ đó, người cộng sản áp dụng các xảo thuật khủng bố để tiêu diệt đảng viên các đảng không cộng sản và reo rắc sợ sệt nơi đồng bào : « Sự thờ ơ lãnh đạm giữa người Việt với nhau bắt đầu từ đây và lớn dâàn với ‘chiến tranh giải phóng’ ». 

Đồng Minh (những nước thắng Thế chiến II) chỉ định quân đội Trung hoa giải giới quân Nhật bản tại Bắc Việt Nam và, tháng 5/1946, giao lại cho Pháp. Tại miền Nam, quân Anh và Ấn độ đã giải giới quân Nhật và trao lại cho Pháp cuối năm 1945. Trọn năm 1946, Hồ chí Minh vừa thương lượng với Pháp, vừa chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh giữa Việt minh và Pháp bùng nổ tháng 12/1946. Năm 1947, Pháp có vẻ thắng và nắm được toàn bộ vị trí chiến lược Việt Nam và trao quyền cho Quốc trưởng Bảo Đại. Năm 1950, Liên xô và Trung cộng (chỉ có từ 1949) bắt đầu trợ giúp Việt minh. Đầu thập niên 1950, Pháp bắt đầu yếu ở Đông Dương và thất thủ Điện biên phủ ngày 06.05.1954 đưa đến Hội nghị Geneva để, ngày 20.07.1954, chia đôi Quê hương : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Miền Bắc, và Quốc gia Việt Nam (đổi tên Việt Nam Cộng hòa ngày 26.10.1955), Miền Nam.

B.- Việt Nam sau ngày 20.07.1954.

1./ Tại Miền Bắc, chính quyền Hồ Chí Minh, tiếp thu Hà nội ngày 10.10.1954, áp dụng những chính sách mang tính cộng sản như nông nghiệp tập thể, doanh nghiệp quốc doanh… Bắt chước cộng đảng Tàu, đảng Cộng sản Việt thực hiện sách lược diệt chủng tiêu diệt giai cấp tiểu tư sản và điền chủ, tàn phá văn hóa và tiêu diệt lòng nhân bản nơi người dân ‘ai không theo là chống, ai chống là bị tiêu diệt’. Tuy nhiên, lúc nào cũng có, những trí thức và công nông thờ ơ lãnh đạm trước hàng trăm ngàn cái chết, tranh nhau để được Đảng ban danh ‘hồng hơn chuyên’ hầu vào biên chế nhà nước, bóc lột dân lành, kể cả một ít những giáo sĩ (những Linh mục trung thành với Thánh chức như Cha Chính Vinh được gọi là ‘thằng khùng’). 

2/ Ở miền Nam, Mỹ trợ giúp chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp nhận và định cư trên 800.000 đồng bào di cư từ Bắc vô Nam tìm Tự do. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa xây dựng một nền kinh tế thị trường. Người dân được hưởng mọi nhân quyền. Do đó, những chính trị gia và cộng sản đã gây những xáo trộn chính trị vào cuối thập niên 1950. Ngày 17.09.1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cảnh cáo nhân khi khánh thành Đập Đồng cam (Tuy hòa) : « Chúng ta đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền độc lập Quốc gia và để đảm bảo tự do của nhân dân chúng ta. Cuộc đời chúng ta, tự do chúng ta, hạnh phúc chúng ta và cuộc đời, tự do, và hạnh phúc của con cháu chúng ta đều phụ thuộc vào cuộc chiến đấu này. Nếu Việt minh thắng, quốc gia thân yêu chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ là một tỉnh phía nam của Trung cộng. Hơn nữa, nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài do Liên xô tạo ra và sẽ bị tước mất tôn giáo, tổ quốc và gia đình ».

Năm 1960, Mặt trận Giải phóng Miền Nam được Cộng đảng Hà nội thành lập để đánh phá Việt Nam Cộng hòa. Do muốn đem quân vào đây, đám cố vấn Tổng thống Kennedy dựng nên và lợi dụng vụ ‘đàn áp Phật giáo’ để đảo chính và ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng em là ông Ngô Đình Nhu. Sau đó, Hoa kỳ dựng nên những chính phủ theo ý họ và tung quân Mỹ vào chiến trường Miền Nam (có lúc lên đến 500 ngàn) để rồi bị thua trên mặt trận chính trị với 58.000 quân nhân các cấp tử trận. Ngày 30.04.1975, Đảng Cộng sản ‘thống nhất’ Việt Nam trên xác chết của nhiều triệu đồng bào. Tổng thống Nguyễn văn Thiệu từng cảnh cáo : « Đừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm ».

Từ ngày Giáo Hội Công Giáo đến Việt Nam, việc bổ nhiệm Giám quản Tông tòa hay Giám mục tại đây đều do thẩm quyền Tòa Thánh tuyển chọn và bổ nhiệm, nên các Đức Cha đã tự do hành động theo thẩm quyền Giáo luật định và Tin Mừng Thầy Chí Thánh.

Năm 1963, vì bảo vệ chủ quyền quốc gia và thuần phong mỹ tục xã hội Việt, ông Diệm chống lại áp lực từ các cố vấn Averell Harriman và Roger Hillsman của Tổng thống Kennedy để ồ ạt đem quân vào Việt Nam, nhờ vậy, võ khí cũng được tung vào chiến trường… Dã man, chúng sai CIA James Scott dùng chất nổ giết người tại Đài phát thanh Huế để mở đầu cuộc ‘Phật giáo chống nhà Ngô đàn áp’ (Việt cộng lẫn Quân đội hay Cảnh sát không ai sở hữu chất nổ này và, trước những cái chết thãm thương, Phật giáo lên án Chính phủ và Chính phủ cho là do Việt cộng, thủ phạm). Khi hay tin bọn giết mướn đã tàn sát hai anh em ông Diệm, ông Hồ chí Minh vô cùng hồ hởi ‘Bác cháu sẽ thắng’. Ba tuần sau, ông J.F. Kennedy bị ám sát. Cùng một lý do ?

Do được đặt vào ghế Thủ tướng, Tướng Nguyễn Khánh muốn trả ơn Đại sứ Mỹ Henry C. Lodge và Thích Trí Quang đã dùng ‘Tòa án Cách mạng’ để tuyên án tử hình ông Ngô đình Cẩn cùng Trung úy Phan quang Đông và cả hai bị xử bắn ngày 09.05.1964. Không thể để ‘bọn lợi dụng cách mạng để đàn áp Công Giáo’ đối với Thiếu tá Đặng Sĩ, bị truy tố oan ‘giết người tại Đài Phát thanh Huế nói trên’, ngày 07.06.1964, Khối Công dân Công Giáo đã tổ chức cuộc biểu tình lớn với khoảng cả 100.000 người tại Công trường Lam Sơn, Sài gòn. Chiều hôm đó, ông Khánh đã phái Tướng Albert Nguyễn Cao đến gặp Đức Cha Nguyễn văn Bình, Linh mục Trần tử Nhãn, Dòng Chúa Cứu Thế, và gia đình Thiếu tá Đặng Sĩ cho biết : ‘Thiếu tá Đặng Sĩ sẽ không bị tuyên án tử hình và đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên trong ngày mai. Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn những đòi hỏi của Phật giáo mà thôi. Trong một thời gian ngắn, khi tình hình lắng dịu, Đặng Sĩ sẽ được trả tự do’.

Ngày 24.11.1963, Thiếu tá Đặng Sĩ bị bắt, giải vào Sài gòn giam tại Nha An ninh Quân đội và, sau đó, được đưa đến gặp Thiếu tướng Đỗ Mậu, Giám đốc Nha, để vị tướng này nói ‘Anh khai cho ông Ngô đình Thục(*) đã ra lệnh cho anh đàn áp Phật giáo ở Huế thì anh sẽ được trả tự do’. Ông Sĩ từ chối vì không đúng sự thật. Hôm sau, một Trung úy đã cho ông Sĩ biết ‘nếu đồng ý khai theo ý của Thiếu tướng thì sẽ được cho vào làm việc tại Sài Gòn, vẫn mang cấp bậc cũ và còn được cho một chiếc xe Peugeot 203 mới nữa’. Ông Sĩ đề nghị ‘Nếu Thiếu tướng đã chỉ thị rõ ràng như vậy thì xin viết tay ra lệnh cho tôi thì tôi mới thi hành’. Đỗ Mậu viết trên một mảnh giấy nhỏ ‘Lưu ý Đặng Sĩ đừng khai dài dòng, chỉ nói mục đích chính cuộc đàn áp. Hỏi Ngô đình Thục đã ra lệnh cho y khi nào?’. Sau đó, một Đại úy nhắc lại ‘Theo ý của Thiếu tướng, Thiếu tá chỉ khai một lời duy nhất: Chính ông Ngô đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá ngày nào, giờ nào, trực tiếp hay qua trung gian… Chỉ cần viết một trang, rồi ký tên là đủ, không cần dài dòng’. Viết xong, trở về phòng giam, ông Sỹ liên lạc nhờ một người quen ở Nha An ninh Quân đội để nhờ photocopy chỉ thị viết tay của Đỗ Mậu và đem đến trao cho bà vợ ông Sĩ để trao cho Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình gởi cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ hầu báo cho thẩm quyền Mỹ.

[Ông Ngô đình Thục(*) là Đức Cha Ngô đình Thục, Đức Tổng Giám mục Huế, anh Tổng thống Ngô đình Diệm.]

Còn tiếp,

Hà Minh Thảo

Nguồn: Vietcatholic

[post-views]
Pin It

Gửi phản hồi