Diễn văn Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ

Diễn văn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đọc trước lưỡn viện Quốc Hội Hoa Kỳ

 Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

 Thưa Phó Tổng Thống, Ông Chủ Tịch Hạ Viện, Quí Vị Thành Viên Của Quốc Hội, và Các Bạn thân mến,

 Tôi rất biết ơn đối với lời mời để phát biểu trước Lưỡng Viện Quốc Hội, trong một “phần đất tự do và ngôi nhà của sự can đảm.” Tôi muốn nghĩ tới lý do này bởi vì chính tôi cũng là người con của đại lục rộng lớn này, từ đó tất cả chúng ta đã lãnh nhận và để từ đó chúng ta chia sẻ một trách nhiệm chung.

 

Mỗi người con của đất nước được trao ban đều có một sứ vụ, một sự đáp trả cá nhân và xã hội. Trách nhiệm riêng của quí vị như những thành viên của Quốc Hội, qua hành động của quyền lập pháp là có thể làm cho quốc gia này trở nên một quốc gia lớn mạnh. Quí vị là bộ mặt của dân tộc quí vị, là những người đại diện của họ. Quí vị được kêu gọi để bênh vực và giữ gìn phẩm giá của những người công dân mình trong nỗi lực tìm kiếm không mỏi mệt và đòi hỏi của thiện ích chung, vì đó là mục đích chính của các nhà chính trị. Một xã hội chính trị phát triển khi nó kiếm tìm, như một ơn gọi, để thỏa mãn những nhu cầu chung do việc khích lệ sự lớn mạnh của mọi thành phần, đặc biệt đối với những người trong những hoàn cảnh rủi ro hoặc bị tổn thương lớn lao. Hành động luật pháp là luôn luôn được đặt trên sự lo lắng cho con người. Với điều này quí vị được mời, được kêu gọi, và được triệu tập do những người đã bầu chọn quí vị.     

Công việc của quí vị là công việc khiến tôi liên tưởng đến hai hình ảnh của Maisen. Một mặt, là người trao ban lề luật và tổ phụ của Israel biểu trưng nhu cầu của dân chúng để duy trì ý nghĩa hiệp nhất sống động của họ bằng những phương thức của quyền lập pháp công chính. Mặt khác, hình ảnh của Maisen dẫn chúng ta trực tiếp đến với Thiên Chúa và từ đó đến với phẩm cách tuyệt vời của con người.  Maisen cho chúng ta một kết hợp đầy đủ về công việc của quí vị: Quí vị được mời gọi để bênh vực, bởi những đường lối của luật lệ, hình ảnh và giống như thế, được mặc lấy hình ảnh của Thượng Đế trên khuôn mặt của mỗi người.

Hôm nay tôi không chỉ muốn trình bày với quí vị, mà còn qua qúi vị tới toàn thể dân chúng Hoa kỳ. Ở đây, cùng với những vị dân cử của họ, tôi mong được lấy cơ hội này để đàn đạo với hàng ngàn người nam cũng như nữ là những người đang tranh thủ mỗi ngày hầu hoàn tất nghiêm túc công việc hàng ngày của họ, để mang cơm bánh về cho gia đình, để tiết kiệm và – từng bước một – để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình họ. Đây là những người đàn ông và đàn bà không quan tâm một cách đơn thuần đến việc trả thuế của họ, nhưng bằng cách âm thầm riêng họ xây dựng đời sống xã hội. Họ đã đem lại sự tồn tại của xã hội bằng những hành động của họ, và họ đã lập nên những tổ chức ở đó mang lại sự giúp đỡ cho những người đang cần thiết nhất.   

Tôi cũng muốn đi vào cuộc đối thoại với nhiều người già cả mà họ là một kho tàng sự khôn ngoan được hình thành bởi kinh nghiệm, và những người tìm kiếm nhiều cách thức, đặc biệt qua công tác thiện nguyện, để chia sẻ những mẩu chuyện của họ và sự hiểu biết của họ. Tôi biết rằng nhiều người trong họ đã nghỉ hưu, nhưng vẫn còn năng động; họ vẫn tiếp tục xây dựng đất nước này. Tôi cũng muốn nói với tất cả những người trẻ, những người đang phải đi làm để nhận ra những khát vọng mãnh liệt và cao cả của họ, những người trẻ không để bị chệch hướng bởi những kế hoặch dễ dãi, và những bạn đối diện với những tình huống khó khăn, thông thường là kết quả của sự thiếu trưởng thành một phần do nhiều người lớn. Tôi ước ao đối thoại với tất cả các bạn, và tôi cũng muốn hành động như vậy xuyên qua ký ức lịch sử của dân tộc của các bạn.

Cuộc thăm viếng của tôi xẩy ra vào thời điểm khi những người nam và người nữ thiện chí đang thực hiện những kỷ niệm một số những nhân vật cao cả của Mỹ quốc. Những phức tạp của lịch sử và mặc dù với sự thật yếu kém của con người, những người đàn ông và đàn bà này, từ nhiều điểm khác nhau và những giới hạn của họ, do lao công vất vả và hy sinh bản thân – một số cái giá của đời sống họ – đã có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Họ đã khuôn đúc những giá trị nền tảng mà nó sẽ tồn tại mãi mãi trong tinh thần dân chúng Hoa Kỳ. Một dân tộc với tinh thần này có thể sống qua nhiều thử thách, căng thẳng, và xung đột, trong khi vẫn luôn luôn tìm kiếm những phương tiện để đi lên, và hành động với nhân phẩm cao quí. Những người đàn ông và đàn bà này cho chúng ta một tầm nhìn, và một thực tế được diễn giải. Để vinh danh kỷ niệm họ, và để chúng ta được khích lệ, ngay cả giữa những xung đột, và lúc này, ngay bây giờ của mỗi ngày, để níu kéo lại những giá trị văn hóa sâu xa nhất của chúng ta.

Tôi hân hạnh nhắc đến 4 vị trong những người Hoa Kỳ này: Abraham Lincoln, Martin Luther King, Dorothy Day và Thomas Merton.

Năm nay là năm kỷ niệm một trăm năm mươi năm cuộc ám sát Tổng Thống Abraham Lincoln, người bảo vệ nền tự do, người đã gieo vãi không mỏi mệt để “đất nước này, nhờ ơn Chúa đã trổ sinh một nền tự do mới.” Xây dựng một tương lai tự do đòi hỏi một tình yêu cho thiện ích chung và hợp tác trong tinh thần của nguyên tắc xã hội, trong đó mỗi phần tử có giá trị của nó và của tinh thần liên đới.

Tất cả chúng ta đòi hỏi nên biết điều này, và quan tâm một cách xâu xa về tình trạng xã hội và chính trị bất ổn của thế giới hôm nay. Thế giới của chúng ta là một nơi đang gia tăng sự tranh chấp bạo động, thù ghét, và tàn ác, xúc phạm ngay cả nhân danh Thiên Chúa và tôn giáo.  Chúng ta biết rằng không tôn giáo nào có thể tránh khỏi những hình thức ảo ảnh cá nhân hoặc chủ thuyết giáo điều cuồng tín. Điều này có nghĩa là chúng ta phải chú tâm một cách đặc biệt đến mọi hình thức của chủ nghĩa cực đoan, bất cứ tôn giáo hay một hình thức nào. Đạo đức chuẩn mực là đòi hỏi để chống lại bạo lực, được hoàn tất nhân danh tôn giáo, đạo đức, hoặc một hệ thống kinh tế, trong khi nó cũng bảo vệ tự do tôn giáo, tự do hiểu biết, và những tự do cá nhân. Nhưng có một cám dỗ khác nữa mà chúng ta phải quan tâm đặc biệt đến nó: Tư tưởng giảm thiểu đơn thuần khiến chỉ nhìn ra cái tốt hay cái xấu; hoặc nếu chúng ta muốn, sự thánh thiện và tội lỗi. Thế giới hiện hữu, với những vết thương mở rộng của nó đang ảnh hưởng quá nhiều anh chị em của chúng ta, đòi hỏi rằng chúng ta phải đối đầu với mọi hình thức của phân rẽ mà nó có thể chia cắt thành hai thái cực.  Chúng ta biết rằng để cố gắng giải thoát khỏi kẻ ngoại thù, chúng ta phải cố gắng thoát khỏi kẻ nội thù. Bắt chước sự bạo loạn và hận thù của các bạo chúa và những kẻ giết người, cách tốt nhất là chúng ta chiếm đoạt được địa vị của họ. Nhưng đó lại là một cái gì mà chúng ta, như những con người, phải từ bỏ.         

Sự đáp trả của chúng ta thay vì chỉ là một niềm hy vọng và chữa lành, mà phải là của hòa bình và công lý nữa. Chúng ta được mời gọi để đòi hỏi sự can đảm và khôn ngoan để giải quyết nhiều khủng hoảng về kinh tế và chính trị địa phương. Ngay cả trong thế giới phát triển, những ảnh hưởng của những cơ cấu và những hành động bất công cũng thông thường xuất hiện nữa. Những nỗ lực của chúng ta phải nhắm tới hầu tái lập hy vọng, sửa sai những khuyết điểm, duy trì những khế ước, và nhờ đó phát triển tình trạng an sinh của những cá nhân và các dân tộc. Chúng ta phải cùng nhau tiến tới, cùng nhau như một, trong việc làm đổi mới tinh thần huynh đệ và hiệp nhất, hợp tác một cách rộng rãi cho thiện ích chung.    

Những thử thách chúng ta đang phải đối mặt ngày nay mời gọi một sự đổi mới của tinh thần hợp tác, điều này đã đem lại kết quả rất tốt đẹp qua lịch sử của Hiệp Chủng Quốc. Sự phức tạp, tính chất nghiêm trọng và sự thúc bách những thách đố này đòi hỏi rằng chúng ta tập hợp chung những tài nguyên và khả năng của chúng ta, và giải quyết để nâng đỡ lẫn nhau, với lòng kính trọng những khác biệt của chúng ta và những xác tín của lương tâm chúng ta.

Trên mảnh đất này, những tôn giáo khác nhau đã đóng góp một cách lớn lao để xây dựng và làm vững mạnh xã hội. Điều quan trọng mà ngày nay, cũng như trong quá khứ, tiếng nói của niềm tin tiếp tục được lắng nghe, bởi vì nó là tiếng nói của tình huynh đệ và yêu thương, tiếng nói cố gắng mang lại cho mỗi cá nhân và mỗi xã hội sự tốt đẹp nhất. Chính sự hợp tác này là nguồn tài nguyên mạnh mẽ trong cuộc chiến để giảm thiểu những hình thức nô lệ mới của thế giới, được sinh ra trong những bất công cùng cực mà chỉ có thể thắng nổi qua những luật lệ mới và những hình thức mới của những thỏa hiệp xã hội.   

Ở đây tôi nghĩ tới lịch sử chính trị của Hoa Kỳ, nơi nền dân chủ đã bắt rễ một cách sâu sa trong tâm hồn người dân Hoa Kỳ. Mọi hành động chính trị phải phục vụ và phát triển thiện ích của con người và được đặt trên sự tôn trọng phẩm giá của con người nam hoặc nữ. “Chúng ta giữ vững những chân lý này như sự thật một cách rõ ràng, rằng mọi người được tạo dựng bình đẳng, rằng họ được Thượng Đế ban cho những quyền không thể nhượng bộ, rằng trong những quyền ấy là sự sống, tự do và kiếm tìm hạnh phúc” (Tuyên Ngôn Độc Lập, 4 tháng Bảy 1776). Nếu những chính sách phải chân thật là phục vụ con người, điều theo sau là nó không thể trở nên nô lệ cho kinh tế và tài chính. Những chính sách, thay vào đó là một sự vươn tới của nhu cầu bắt buộc của chúng ta để sống, để xây dựng thiện ích chung cao cả nhất: như một cộng đồng mà nó hy sinh những lợi ích riêng tư để chia sẻ, trong công bình và hòa bình, những phúc lợi, những thiện ích, đời sống xã hội của nó. Tôi không đánh giá thấp sự khó khăn mà nó đòi hỏi, nhưng tôi khuyến khích quí vị trong nỗ lực này.

Ở đây nữa tôi nghĩ đến cuộc diễn hành mà Martin Luther King đã dẫn đầu từ Selma tới Montgomery năm mươi năm trước đây như một phần của cuộc vận động để hoàn tất “giấc mơ” của ông về nhân quyền và những quyền chính trị cho những người Mỹ gốc Phi Châu. Giấc mơ này tiếp tục gây cảm hứng cho tất cả chúng ta.  Tôi cảm thấy hạnh phúc vì Hoa Kỳ tiếp tục là, một phần đất của “giấc mơ” cho nhiều người. Những giấc mơ dẫn tới hành động, tham dự, hứa hẹn. Những giấc mơ đánh thức những gì sâu thẳm nhất, chân thật nhất trong đời sống của con người.  

Trong những thế kỷ gần đây, hàng triệu người đã đến phần đất này để thực hiện giấc mơ xây dựng một tương lai trong tự do của họ. Chúng ta, dân tộc của đại lục này, không ngại đón tiếp những người kiều cư, bởi vì hầu hết chúng ta cũng đã là những người kiều cư. Tôi nói với quí vị điều này như người con của những người di dân, và biết rằng nhiều người trong quí vị cũng là con cháu của những người di dân. Một cách đau lòng, những quyền của những người ở đây trước chúng ta không luôn luôn được tôn trọng. Vì những dân tộc này và đất nước của họ, từ trái tim của nền dân chủ Hoa Kỳ, tôi muốn tái khẳng định niềm kính mến sâu thẳm nhất và biết ơn của tôi. Những tiếp xúc đầu tiên ấy thường bị hiểu lầm và bạo động, nhưng cũng khó để phê bình quá khứ bằng tiêu chuẩn của hiện tại. Tuy nhiên, khi một người lạ mặt xuất hiện giữa chúng ta, cầu cứu chúng ta, chúng ta không được lập lại những lỗi lầm và khuyết điểm của quá khứ.  Chúng ta phải giải quyết lúc này để sống một cách công lý và cao thượng bao nhiêu có thể, khi chúng ta giáo dục những thế hệ trẻ không quay lưng lại “những người láng giềng” của chúng ta và những gì chung quanh chúng ta. Xây dựng một quốc gia kêu mời chúng ta nhận ra rằng chúng ta phải liên kết chặt chẽ với những người khác, loại bọ ý nghĩ thù hận để đón nhận đồng thuận cá biệt, trong một nỗ lực mạnh mẽ để thực hiện điều tốt nhất của chúng ta. Tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể thực hiện được điều này.            

Thế giới của chúng ta đang đối mặt với khủng hoảng tỵ nạn với một con số lớn lao từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Điều này đem đến cho chúng ta một thách đố lớn lao và nhiều những quyết định khó khăn. Cả trên đại lục này nữa, hàng ngàn người được thúc đẩy hướng về phía bắc để kiếm tìm một đời sống tốt đẹp hơn cho chính mình và cho những người thân yêu, trong việc tìm kiếm những cơ hội tốt đẹp hơn. Đó không phải là những gì chúng ta mong muốn cho con em của chúng ta sao? Chúng ta không được ngạc nhiên bởi con số của những người này, nhưng coi họ như những con người, nhìn vào họ, lắng nghe những câu chuyện của họ, cố gắng đáp lại tình trạng của họ bằng điều tốt nhất chúng ta có thể làm. Đáp trả trong cách thức này là một hành vi luôn luôn nhân bản, công bình và huynh đệ. Chúng ta cần tránh cám dỗ chung của hôm nay: loại bỏ những gì được cho là phiền phức. Chúng ta hãy nhớ lại Luật Vàng này: “Làm cho người khác những gì ta muốn người khác làm cho mình” (Mt. 7:12).  

Luật này chỉ ra cho chúng ta một hướng đi rõ ràng. Chúng ta hãy đối xử với người khác với cùng một lòng thương cảm và xót thương như chúng ta muốn được đối xử như vậy. Chúng ta hãy tìm kiếm cho người khác những cơ hội mà chúng ta tìm kiếm cho chính mình. Chúng ta hãy giúp người khác phát triển, như chúng ta muốn người khác giúp đỡ chúng ta. Tóm lại, nếu chúng ta muốn an toàn, chúng ta hãy cho sự an toàn; chúng ta muốn sự sống, chúng ta hãy cho sự sống, nếu chúng ta muốn những cơ hội, chúng ta hãy cung cấp những cơ hội. Cái thước đo chúng ta dùng cho người nào cũng là thước đo mà thời gian sẽ dùng cho chúng ta. Luật Vàng cũng nhắc nhở chúng ta về nhiệm vụ bảo vệ và bênh vực đời sống con người ở mỗi giai đoạn phát triển của nó.  

Điều xác tín này đã hướng dẫn tôi từ bắt đầu sứ vụ của mình, là bênh vực ở mọi cấp độ khác nhau cho việc xóa bỏ án tử hình. Tôi nhận thức rằng đây là phương thức tốt nhất, vì mọi cuộc sống đều là thánh thiện, mỗi người đã được ban cho một phẩm giá bất di dịch, và xã hội chỉ có thể hưởng lợi từ việc cải thiện những con người đã phạm những tội ác này. Gần đây các anh em  giám mục của tôi ở đây tại Hoa Kỳ đã nhìn lại lời kêu gọi của các ngài để hủy bỏ án tử hình. Tôi không chỉ duy ủng hộ các ngài, nhưng tôi cũng đưa ra lời khuyến khích tất cả những ai tin rằng một hình phạt công bằng và cần thiết không bao giờ loại bỏ nỗi khát khao của hy vọng và mục đích của cải huấn.   

Trong những thời điểm này khi những quan tâm của xã hội trở nên rất quan trọng, Tôi không thể quên không nhắc đến Người Đầy Tớ Chúa là Dorothy Day, người đã sáng lập Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo. Hoạt động xã hội của bà, lòng thương cảm của bà dành cho công lý và cho lý do bị chống đối, được khởi hứng từ Tin Mừng, đức tin của bà, và gương sáng của các thánh.

Biết bao thành quả đã đạt được trong lãnh vực này ở nhiều nơi trên thế giới! Biết bao điều đã làm trong những năm đầu của Đệ Tam Thiên Niên Kỷ hầu nâng con con người khỏi sự nghèo đói cùng cực! Tôi biết rằng quí vị chia sẻ xác tín của tôi là còn nhiều điều nữa cần phải được thực hiện, và rằng trong những gian đoạn khủng hoảng và kinh tế khó khăn, tinh thần hòa đồng thế giới không thể bị bỏ rơi. Cùng lúc, tôi khuyến khích quí vị hãy quan tâm đến những người chung quanh chúng ta, những người đang bị giam hãm trong vòng nghèo đói. Cả họ nữa, đang cần niềm hy vọng. Chống lại nghèo đói phải được tiếp tục không ngừng và trên mọi giới tuyến, đặc biệt là những nguyên nhân gây ra nghèo túng. Tôi biết rằng nhiều người Hoa Kỳ ngày nay, cũng như trong quá khứ, đang nỗ lực làm việc để giải quyết tệ nạn này.

Không thể không nói rằng một phần của nỗ lực lớn lao này là sự tạo dựng và xây dựng của phát triển. Quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự ứng dụng rõ ràng của kỹ thuật và sự nối kết tinh thần của quyết tâm là những yếu tố căn bản của kinh tế mà nó kiếm tìm sự hiện đại, rộng lớn và hữu dụng. “Thương mại là một lời mời gọi cao cả, hướng trực tiếp đến sự giầu mạnh và thăng hoa thế giới. Nó có thể là nguồn hoa trái của giầu có cho lãnh vực trong đó nó được khai triển, đặc biệt, nếu nó nhìn ra việc tạo ra những công ăn việc làm như một phần căn bản của việc phục vụ của nó đối với thiện ích chung” (Laudato Si’, 129). Thiện ích chung này cũng bao gồm trái đất, một chủ đề trọng tâm của thông điệp mà tôi vừa ban hành để “đi vào sự đối thoại với tất cả mọi người về căn nhà chung của chúng ta” (ibid., 3). “Chúng ta cần sự đối thoại mà nó bao gồm mọi người, vì thách đố môi trường chúng ta đang phải đối diện, và gốc rễ nhân bản của nó, liên quan và ảnh hưởng tất cả chúng ta”.         

Trong Laudato Si, tôi đã kêu gọi một nỗ lực can đảm và trách nhiệm để “tái định hướng những bước đi của chúng ta” (ibid., 61), và để tiến tới những nỗ lực nghiêm chỉnh nhất của sự hủy hoại môi trường gây ra do hành động của con người. Tôi xác tín rằng chúng ta có thể làm khác đi và tôi không nghi ngờ rằng Hoa Kỳ – và quốc hội này – có một vai trò quan trọng để thực hiện. Bây giờ là thời điểm cho những hành động can đảm và chiến lược được nhắm vào hành động thực hiện của nền “văn hóa bảo dưỡng” (ibid., 231) và “tiến tới hiệp nhất để chống lại nghèo đói, tái lập phẩm cách đối với những gì bị coi thường, và cùng lúc bảo vệ thiên nhiên” (ibid., 139). “Chúng ta cần có tự do để giới hạn và hướng dẫn kỹ thuật” (ibid., 112); “để hoặch định những phương thức khôn ngoan của mở mang và giới hạn sức mạnh của chúng ta” (ibid., 78); và để đặt kỹ thuật “ở phạm vi phục vụ cho hình thức khác của tiến bộ, một trong những thứ đó là khỏe mạnh hơn, nhân bản hơn, xã hội hơn, liên kết hơn” (ibid., 112). Trong sự quan tâm này, tôi tin tưởng rằng sức mạnh vượt trội của kinh tế và những viện nghiên cứu của Hoa Kỳ có thể đóng góp sống động trong những năm sắp tới.         

Một thế kỷ trước, lúc khởi đầu Thế Chiến, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV đã gọi là “cuộc sát hại vô nghĩa,” một vỹ nhân người Hoa Kỳ đã được sinh ra: một đan sỹ chiêm niệm Thomas Merton. Ngài chiếm hữu một nguồn cảm hứng thần linh và sự hướng dẫn cho nhiều người.  Trong tự truyện của mình, ngài đã viết: “Tôi đến trong thế giới. Tự do trong hình hài của Thiên Chúa, tuy nhiên, tôi lại là một tù nhân của bạo loạn và ích kỷ của riêng mình, trong hình ảnh của thế giới mà nơi đó tôi được sinh ra. Thế giới này là hình ảnh của Hỏa Ngục, đầy dẫy những con người như chính tôi, mến yêu Thiên Chúa rồi lại ghét bỏ Ngài; sinh ra để yêu mến Ngài, nhưng lại sống trong sợ hãi của thất vọng với những khát vọng mâu thuẫn của chính mình.” Trên tất cả, Merton là người cầu nguyện, một nhà tư tưởng luôn bị thách đố những xác tín của thời đại ông và đã mở ra những chân trời mới cho các tâm hồn và cho Giáo Hội. Ngài cũng là người của đối thoại, một người ủng hộ hòa bình giữa các dân tộc và các tôn giáo. 

Từ viễn cảnh của đối thoại này, tôi muốn thừa nhận những nỗ lực đã được thực hiện trong những tháng gần đây để giúp vượt qua những khó khăn lịch sử dính liền với những bi kịch của quá khứ. Nhiệm vụ của tôi là bắc những nhịp cầu và giúp những người nam và nữ, trong bất cứ phương thức nào có thể, để làm như vậy. Khi những quốc gia trong những tình trạng đối nghịch bắt đầu bằng con đường đối thoại – một hình thức đối thoại có thể đã bị ngưng trệ vì những lý do chính đáng nhất – những cơ hội mới mở ra cho tất cả. Điều này đòi hỏi, và đòi can đảm, can trường, nó không giống như không thể hàn gắn được. Một nhà chính trị giỏi là người với những quan tâm trong đầu, những nắm bắt hiện tại trong tinh thần cởi mở và thực dụng. Một nhà chính trị giỏi luôn luôn lựa chọn để bắt đầu sự phát triển hơn là việc chiếm hữu địa vị (cf. Evangelii Gaudium, 222-223).

 Phục vụ của đối thoại và hòa bình cũng có nghĩa là quyết định một cách chính xác để giảm thiểu và trong chương trình dài hạn, để chấm dứt nhiều những xung đột vũ khí trên khắp thế giới của chúng ta. Ở đây chúng ta cần tự hỏi mình:  Tại sao những vũ khí giết người đang được bán cho những kẻ mà chúng dùng để gây ra đau khổ vô vàn cho cá nhân và xã hội? Đáng buồn thay, câu trả lời như chúng ta biết, đơn giản chỉ vì tiền: tiền mà gây ra đổ máu, thường lại là máu người vô tội. Dưới bộ mặt của sự im lặng xấu hổ và đáng nguyền rủa này, bổn phẩn của chúng ta là trực diện với vấn nạn và ngăn chặn việc buôn bán vũ khí.

 Ba người con trai và một người con gái của đất nước này, bốn cá nhân và bốn giấc mơ: Lincoln, tự do; Martin Luther King, tự do đầu phiếu và không kỳ thị; Dorothy Day, công bằng xã hội và những quyền của con người; và Thomas Merton, khả năng đối thoại và mở lòng mình ra cho Thiên Chúa. 

 Tất cả là bốn người đại diện cho dân chúng Hoa Kỳ.

 Tôi sẽ chấm dứt cuộc thăm viếng quốc gia quí vị tại Philadelphia, ở đó tôi sẽ tham dự Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình. Điều tôi mong ước là qua cuộc viếng thăm này, gia đình sẽ trở thành một chủ đề luôn được lặp lại. Quốc gia này đã được xây dựng trên căn bản gia đình như thế nào! Nó xứng đáng tồn tại trong sự nâng đỡ và khuyến khích của chúng ta biết bao! Đúng vậy, tôi không thể che dấu điều quan tâm của tôi đối với gia đình, mà hơn bao giờ hết đang bị đe dọa, từ bên trong và bên ngoài. Những mối liên hệ nền tảng đang được kêu gọi để đặt lại cũng như là căn bản nhất của hôn nhân và gia đình. Tôi chỉ có thể lặp lại điểm quan trọng và trên hết, sự phong phú và vẻ đẹp của đời sống gia đình.

 Một cách đặc biệt, tôi muốn lưu ý đối với các phần tử trong gia đình, những phần tử dễ bị tổn thương nhất là giới trẻ. Đối với nhiều em, tương lai phủ đầy với biết bao cơ hội được mở ra, nhưng đối với nhiều em khác xem như thất vọng và bị đóng kín, bị sập bẫy trong mê cung của bạo hành, lạm dụng và  vô vọng. Những vẫn nạn của các em cũng là những vấn nạn của chúng ta. Chúng ta không thể trốn tránh nó. Chúng ta cần cùng nhau đối mặt với chúng, nói về chúng và tìm những phương pháp giải quyết hữu hiệu hơn là mất công tìm tòi những giải pháp bằng những cuộc tranh luận. Trước cái nguy hiểm của việc quá đơn giản vấn đề, chúng ta phải nói rằng chúng ta đang sống trong một nền văn hóa mà sức ép trên những người trẻ không muốn lập gia đình, bởi vì chúng thiếu những cơ hội cho tương lai. Cũng thế, từ một nền văn hóa ấy giới thiệu cho những người trẻ khác quá nhiều chọn lựa nhằm khuyên can đừng bước vào đời sống hôn nhân.   

 Một quốc gia có thể được coi là hùng mạnh khi nó bảo vệ nền tự do như Lincoln đã làm khi thúc đẩy một nền văn hóa mà không cho phép người dân “mơ” về những quyền lợi của tất cả những anh chị em mình, như Martin Luther King đã tìm để thực hiện, khi xuống đường cho công lý và lý do bị áp chế, như Dorothy Day đã làm bằng hành động không mỏi mệt, hoa trái của đức tin mà nó dẫn đến đối thoại và gieo vãi hòa bình trong chiều hướng suy niệm của Thomas Merton.

 Trong những điểm ghi nhận ấy tôi đã giới thiệu một số những phong phú của nền văn hóa quí vị đang thừa hưởng, của tinh thần người dân Hoa Kỳ. Ước mong của tôi là tinh thần này tiếp tục để phát triển và lớn mạnh, nhờ đó nhiều người trẻ bao nhiêu có thể được thừa hưởng và sống trong mảnh đất mà nó được khởi hứng cho nhiều người để mơ ước.

 ‘Xin Thiên Chúa chúc lành cho Hoa Kỳ’

Pin It

Gửi phản hồi