Được hôn nhau khi chúc bình an trong Thánh lễ không?

 

 

 

Được hôn nhau khi chúc bình an trong Thánh lễ không?

 

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Vị hôn thê của tôi và tôi đã nhận thấy các cặp vợ chồng, khi chúc bình an cho nhau trong thánh lễ, thường hôn nhau trên má thay vì bắt tay nhau. Vị hôn thê của tôi thích ý tưởng này, xem như là một dấu hiệu đặc biệt giữa các cặp vợ chồng. Thưa cha, việc hôn như thế là được khuyến khích hay bị cấm? Mối lo ngại duy nhất của tôi là nó có thể là một lời chào độc quyền (điều mà tôi không muốn chia sẻ với các người khác), trong khi việc chúc bình an được coi là một cái gì đó mà bạn chia sẻ với các người khác xung quanh bạn. – N. M., Canberra, Úc.

Đáp: Các quy định là rất cởi mở đối với các phương thức của nghi thức chúc bình an. Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 82, cho biết:

"82. Tiếp theo là nghi thức chúc bình an: Hội Thánh cầu bình an và hiệp nhất cho chính mình, cho toàn thể gia đình nhân loại, và các tín hữu tỏ bày sự hiệp thông cộng đoàn và lòng thương mến nhau, trước khi rước Thánh Thể.

“Các Hội Ðồng Giám Mục sẽ tùy theo tinh thần và phong tục của mỗi dân tộc mà ấn định cách thức chúc bình an. Mỗi người chỉ nên tỏ dấu trao bình an cách chừng mực cho những người gần mình” (bản dịch Việt ngữ của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Hơn nữa Huấn thị Redemptionis Sacramentum đưa thêm các chi tiết kỹ thuật:

"72. “Mỗi người nên chúc bình an một cách giản dị và chỉ với những người ở chung quanh mình”. “Linh mục có thể chúc bình an cho các thừa tác viên, nhưng ở trong cung thánh, để khỏi làm xáo trộn việc cử hành. Nếu muốn và với lý do chính đáng, ngài sẽ chúc bình an như thế cho vài tín hữu”. “Về những gì liên quan đến dấu hiệu để chúc bình an, cách thức của nó được Hội Đồng Giám Mục ấn định, theo tâm tính, phong tục và tập quán của các dân tộc khác nhau”, và được Tông Toà xác nhận” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)

ĐTC Biển Đức XVI, trong Tông Huấn Sacramentum Caritatis, đã đưa ra các suy tư sau đây trong ánh sáng của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2005 về Thánh Thể:

"Chúc bình an

"49. Thánh Thể tự bản chất là một bí tích bình an. Trong Thánh Lễ, mầu nhiệm Thánh Thể diễn tả cách đặc biệt chiều kích này trong việc trao ban bình an. Chắc chắn dấu chỉ này có giá trị to lớn (x. Ga 14,27). Trong thời đại của chúng ta, đầy sợ hãi và xung đột, cử chỉ này đã trở nên quan trọng đặc biệt, khi Hội Thánh không ngừng ý thức trách nhiệm của mình là cầu xin ơn bình an và hợp nhất cho chính mình và cho toàn thể gia đình nhân loại. Hòa bình là một khát vọng không thể tan biến trong mỗi trái tim. Hội Thánh trở thành tiếng nói kêu gọi hòa bình và hòa giải dâng lên từ tâm hồn của mỗi người thiện tâm, hướng tiếng đó lên Đấng là “bình an của chúng ta” (Ep 2,14) và có thể hoà giải các dân tộc và con người, ngay cả khi những nỗ lực của con người thất bại. Từ tất cả những điều này, chúng ta hiểu xúc cảm được nghiệm thấy khi thực hiện dấu chỉ ban bình an trong buổi cử hành phụng vụ. Dù vậy, Thượng Hội Đồng Giám Mục cũng lưu ý cần điều tiết khi thực hành cử chỉ này, vì rất thường mang những hình thức thái quá và làm cho bầu khí cộng đoàn loãng đi trước lúc hiệp lễ. Nên nhớ rằng không có gì mất mát nếu bình an được trao ban bằng một cử chỉ thanh tao cần thiết để duy trì bầu khí thích hợp cho buổi cử hành, ví dụ, giới hạn việc trao ban bình an cho những người ở gần nhất" (Bản dịch Việt ngữ của ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)

Sau Thượng Hội Đồng, đã có một số cuộc thảo luận và tham vấn rộng rãi về khả năng thay đổi thời điểm của nghi thức chúc bình an. Kết quả tổng thể là không đưa ra kết luận, nhưng với một xu hướng chung là đề nghị duy trì vị trí truyền thống của nghi thức chúc bình an trước khi rước lễ.

Dựa theo các văn bản trên, chúng tôi có thể nói như sau:

- Nếu Hội Đồng Giám mục quốc gia đã đặt ra luật liên quan đến hình thức thực hiện việc chúc bình an, và luật này đã được Tông Tòa xác nhận, thì hình thức ấy là bắt buộc.

- Nếu Hội đồng Giám mục đã chưa đặt ra luật, thì hình thức của việc chúc bình an nên được thực hiện theo phong tục địa phương, với các người ở gần nhất, và trong một cách giản dị.

-Phong tục địa phương có thể thay đổi khác nhau. Ở một số nước, một sự cúi đầu và mĩm cười là phổ biến, trong khi ở một số nước là việc bắt tay nhau, và ở một số nước khác là nắm tay nhau và cúi đầu.

- Người ta có thể lập luận rằng, trong một sồ nền văn hóa, việc hôn má nhau giữa vợ chồng là một dấu hiệu phù hợp cho việc chúc bình an, trong khi việc bắt tay là hình thức hơn. Tập tục địa phương có thể khoan dung một sự khác biệt giữa các cử chỉ cho gia đình thân cận và cho người khác, mà không ai cho là xúc phạm.

Nói cách khác, không có lý do tại sao cử chỉ chúc bình an phải là phổ quát, nếu tập tục địa phương sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt, với điều kiện là phải tránh sự di chuyển không cần thiết và các cử chỉ thái quá. (Zenit.org 28-8-2012)

Tác giả bài viết: Nguyễn Trọng Đa

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
1
2
3
4
5

 

Bài viết liên quan

  • KINH TRỪ QUỈKINH TRỪ QUỈ (0)
          KINH TRỪ QUỈ Bản kinh chính thức của Giáo Hội   Nhân danh Ch&uacu...
  • LỄ SỐNG THÁNG 6LỄ SỐNG THÁNG 6 (0)
          LỄ SỐNG THÁNG 6   01 tháng 6 Một cách trả thù   ...
  • LẼ SỐNG 5LẼ SỐNG 5 (0)
          LẼ SỐNG 5   01 Tháng Năm Giuse Trong Xóm Nhỏ Điêu Tàn &...
  • CÁCH YÊUCÁCH YÊU (0)
        CÁCH YÊU   Ai sống trên đời cũng cần tình yêu. Một cuộc số...
  • ÁN OANÁN OAN (0)
          ÁN OAN   Thế giới này mới đạt con số 7 tỷ người. Trong 7 tỷ người ấy, có ba...
  • LẼ SỐNG THÁNG 7LẼ SỐNG THÁNG 7 (0)
          LẼ SỐNG THÁNG 7   01 Tháng Bảy Một Cách Trả Thù  ...

Bài đăng bởi Truyền Thông Giáo Xứ Tân Lộc

Pin It

Gửi phản hồi