Nguy hiểm: Những thực phẩm “cực độc” có thể gây tử vong

Nguy hiểm: Những thực phẩm “cực độc” có thể gây tử vong

Bạn cần tránh ăn những thực phẩm dưới đây nếu không muốn tự phá hoại sức khỏe của mình.

 

 

ac_rvza1

Trà bị mốc:

cach-su-ly-tra-kho-bi-moc

 

Nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus.

Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

Dưa muối:

 

4_NLTZ

 

Nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại.

Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric,

làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên).

Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu.Loại dưa này chứa nhiều nitrate,

ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Khoai tây:

 

3_mixb_01

Có chứa chất độc trong thân, lá và ngay cả củ nếu nó đã chuyển sang màu xanh.

Màu xanh của khoai tây là do nồng độ cao của một loại độc tố tên là Glycoalkaloid.
Ngộ độc khoai tây rất hiếm gặp, nhưng vẫn xảy ra.

Một thời gian lâu sau khi sử dụng, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu yếu đi sau đó là hôn mê và dẫn đến tử vong.

Phần lớn các trường hợp tử vong do ăn khoai tây trong 50 năm qua ở Mỹ đều là do sử dụng khoai tây xanh hoặc

uống trà lá khoai tây

Sắn và măng tây: 

 

thuc-don-giam-can-hieu-qua-voi-mang-tay

Triệu chứng xuất hiện sau vài giờ ở người ăn măng tươi và sắn độc, chất tập trung ở vỏ sắn, xơ sắn là acid cyanhydric

khi vào máu, độc tố nầy gây ra thiếu oxy cho tổ chức tế bào.

Người bệnh cảm thấy ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nặng hơn là co giật tím và hôn mê, tụt huyết áp và

tử vong nhanh chóng.

Vì thế việc xử lý măng và sắn lúc đầu tiên có vai trò quyết định lọc bỏ chất độc cyanide có trong măng và sắn

(luộc măng nhiều lần bỏ nước đi, hay ngâm nhiều giờ sau khi gọt vỏ và tước bỏ khi luộc).

ax_hoos_01

Khi có triệu chứng ngộ độc phải uống ngay than hoạt tính và cho đi đến bệnh viện cấp cứu.

Cà chua xanh:

 

ca-chua-xanh

Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine.

Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ

độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…

Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

Gừng cũ:

 

2_zqvo_01

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ

và các vết cắt.Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng,

theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại

có tên là shikimol.

1_utbc_01

Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết.

Độc tố bufotoxin trong gan, trứng, da cóc:

Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh, cho dù

lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

Do độc tố bufotoxin và một số chất khác có nhiều trong gan, trứng da cóc, 1-2 giờ sau khi ăn.

 

Cóc

Các độc tố nầy gây ra các triệu chứng nỗi bật cho người bệnh là đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp

tim nặng, suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, tử vong chỉ sau 3- 4 giờ nếu không được cứu chữa kịp thời tại các

Khoa Cấp cứu và Hồi sức Chống độc.

Lòng trắng trứng gà sống:

Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu.

long trang trung

Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của
tụy tạng.Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.

[Sống khỏe] 12 thói quen vô cùng phổ biến có thể gây tử vong

Có rất nhiều thói quen mà chúng ta thường xuyên lặp đi lặp lại mà không hề biết chúng rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, thậm chí còn có thể gây tử vong.
 
Vì thế, nếu bạn thật sự không muốn lìa xa cõi đời này quá sớm, thì hãy chấm dứt ngay những thói quen phía dưới:
 
1. Ngồi làm việc quá lâu
 
Ngồi làm việc trong thời gian dài mà không có sự vận động giải lao giữa giờ cũng là lý do gây rối loạn trao đổi chất. Theo các chuyên gia sức khỏe, thói quen ngồi một chỗ và tập trung vào một công việc trong một thời gian dài có thể làm tăng huyết áp của bạn (tăng huyết áp tâm thu gần 7% và huyết áp tâm trương 2%).
 
 
2. Bỏ bữa sáng
 
Không ăn sáng sẽ gây cảm giác khó chịu trong bụng mỗi chúng ta. Nếu không ăn sáng kéo dài dễ gây nên bệnh mãn tính như: viêm dạ dày, thiếu máu, cơ thể không đủ chất dinh dưỡng, mau lão hóa.
 
3. Vệ sinh răng miệng sai thời điểm thường xuyên
 
Việc chải răng sai thời điểm (đặc biệt là trong vòng 20 phút sau bữa ăn) sẽ đẩy axit thấm sâu hơn vào răng, làm mòn men và ngà răng nhanh hơn so với quá trình tự nhiên.
 
 
4. Để lẫn các thực phẩm với nhau 
 
Một số người đi chợ bỏ cả bánh mì, bánh bao và các đồ điểm tâm vào giỏ để lộn với rau, cá, thịt sống đem về nhà. Chúng sẽ lây nhiễm đan xen giữa thức ăn sống và chín gây ra các bệnh truyền nhiễm đường ruột như viêm gan, kiết lỵ…
 
5. Uống bia, rượu nhiều
 
Uống bia rượu nhiều không chỉ làm cơ thể bị mất nước, mệt mỏi và đau đầu, mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch. Bạn nên hạn chế sử dụng các loại thức uống này để duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.
 
6. Là “bạn thân” của giầy cao gót
 
Mặt trái của giày gót quá cao làm cho bàn chân và ngón chân chịu tải trọng quá mức, cơ thể nghiêng về phía trước, phần ngực và lưng ưỡn về phía sau làm tổn thương dây chằng cơ lưng, dễ sinh ra lệch ngón chân, sai lệch khớp cổ chân.
 
 
7. Bẻ cổ
 
Bẻ cổ kêu cái “rắc” có thể tạo cảm giác tốt cho bạn, nhưng việc lặp đi lặp lại hành động này sẽ khiến những dây chằng xung quanh cổ trở nên cơ động quá mức và dễ bị thương hơn. Ngoài ra, hành động bẻ cổ gây hao mòn khớp xương và dẫn đến bệnh viêm khớp qua thời gian. Trong những trường hợp hiếm hoi, bẻ cổ có thể kích hoạt một cơn đột quỵ.
 
8. Cắn móng tay
 
Sẽ không phải là chuyện lớn khi bạn cắn móng tay khi xem phim kinh dị, nhưng nếu nó trở thành thói quen thường xuyên, nó có thể gây tổn hại cả móng tay lẫn vùng da xung quanh chúng. Vi trùng từ miệng bạn được chuyển sang da tay và ngược lại. Vi khuẩn dưới móng có thể “di cư” sang miệng, gây nhiễm trùng nướu và cổ họng.
 
 
9. Nặn trứng cá không đúng cách
 
Sờ vào mặt thường xuyên hoặc nặn mụn trứng cá khiến da tích tụ chất bẩn và hủy hoại dần tầng biểu bì trên cùng của da, tăng nguy cơ gây mụn. Bên cạnh đó, những vết xước do cậy mụn sẽ khó phục hồi và để lại tổn thương vĩnh viễn.
 
10. Thủng màng nhĩ vì ngoáy tai 
 
Màng nhĩ có chức năng rung để dẫn truyền âm thanh và bảo vệ tai giữa khỏi nhiễm trùng. Màng nhĩ rất mỏng, do vậy rất dễ bị thủng, có thể do nhiễm trùng như viêm tai giữa hoặc chấn thương vì ngoáy tai không đúng cách.
 
Tuy nhiên màng nhĩ cũng có khả năng tự lành, nếu thủng do nhiễm trùng thì sau khi điều trị hết nhiễm trùng màng nhĩ sẽ tự lành lại sau vài tuần, nếu thủng do chấn thương, lỗ thủng rộng, thời gian lành lại sẽ lâu hơn, thường có thể sau 6-8 tuần. Quan trọng nhất là cần gìn giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh nhiễm trùng trong giai đoạn này, đây là điều kiện cần và đủ để màng nhĩ lành sớm.
 
11. Liếm hoặc cắn môi
 
Việc liếm môi lúc căng thẳng khiến chúng bị “phơi nhiễm” các enzyme tiêu hóa. Những enzyme này gặm mòn da, gây viêm da và viêm môi, khiến chúng khô và nứt nẻ. Cắn môi khi căng thẳng có thể dẫn đến sự hình thành các bướu thịt cần phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ.
 
 
12. Mặc áo chip quá chật
 
Một cuộc khảo sát cho thấy hơn 70% phụ nữ mặc áo ngực không đúng kích cỡ. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng trên kéo dài có thể làm bạn đau lưng, cổ, tức ngực, khó thở, biến dạng tư thế, kích ứng da, lưu thông máu huyết…
 
theo yan

 

Sưu tầm

Pin It

Gửi phản hồi