Mẫu: GIỜ CHẦU THÁNH THỂ LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ 02/6/2013
Thứ tư – 29/05/2013 08:35
Mẫu: GIỜ CHẦU THÁNH THỂ LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ 02/6/2013
Chúng ta đang sống trong Năm Đức Tin, và lễ Mình Máu Thánh Chúa trong Năm này phải là cơ hội giúp chúng ta bày tỏ, củng cố niềm tin vào Chúa Giêsu đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Vì thế, vào 17g00 hôm nay tại Rôma, tức là 22g00 tại Việt Nam, Đức giáo hoàng Phanxicô chủ sự Giờ Chầu Thánh Thể đặc biệt, và ngài kêu gọi tất cả chúng ta cùng cử hành Giờ Chầu Thánh Thể với ngài, ngay t
HĐ GM VN
Tổng GP Sài Gòn
Mẫu 1: CHẦU THÁNH THỂ
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
02/6/2013
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
02/6/2013
Dẫn nhập
Kính thưa cộng đoàn,
Chúng ta đang sống trong Năm Đức Tin, và lễ Mình Máu Thánh Chúa trong Năm này phải là cơ hội giúp chúng ta bày tỏ, củng cố niềm tin vào Chúa Giêsu đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Vì thế, vào 17g00 hôm nay tại Rôma, tức là 22g00 tại Việt Nam, Đức giáo hoàng Phanxicô chủ sự Giờ Chầu Thánh Thể đặc biệt, và ngài kêu gọi tất cả chúng ta cùng cử hành Giờ Chầu Thánh Thể với ngài, ngay tại địa phương của mình.
Giờ Chầu Thánh Thể này là cơ hội để chúng ta cùng với Đức giáo hoàng, tôn thờ Chúa Giêsu đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể vì yêu thương chúng ta. Giờ Chầu này còn là cơ hội để tất cả chúng ta hiệp nhất với Đức giáo hoàng và với tất cả anh chị em tín hữu trên toàn thế giới trong cùng một đức tin, đức cậy và đức mến.
Xin Chúa Thánh Thần giúp cộng đoàn chúng ta cử hành Giờ Chầu này cách sốt sắng như Hội Thánh ước mong.
Hát : Cầu xin Chúa Thánh Thần
Chủ sự đặt Mình Thánh Chúa
Thờ lạy Thánh Thể
Hát : Thờ lạy Chúa (Thờ lạy Chúa uy quyền khả ái….) hoặc bài khác tương tự.
- CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ,
HIỆN THÂN CỦA LÒNG THIÊN CHÚA THƯƠNG XÓT
Lời Chúa (Mt 14,13-14)
(Đứng)
Nghe tin ông Gioan bị chém đầu, “Chúa Giêsu lánh khỏi nơi đó, đi thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo Người. Ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và Người chữa lành nhiều bệnh nhân”.
Gợi ý suy niệm
(Ngồi)
Chúa Giêsu là hiện thân của lòng Thiên Chúa thương xót vì Người là quà tặng tình yêu của Chúa Cha : “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi hiến ban Con Một, để những ai tin vào Con của Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16).
Chúa Giêsu là hiện thân của lòng Thiên Chúa thương xót
vì trong cuộc sống trần thế,
Người không ngừng bày tỏ dung mạo Thiên Chúa
là Cha giàu lòng thương xót.
Sách Tin Mừng nhiều lần ghi nhận :
“Chúa Giêsu chạnh lòng thương”.
Người chạnh lòng thương khi nhìn thấy đám dân bơ vơ,
không người hướng dẫn.
Người chạnh lòng thương khi nhìn thấy các bệnh nhân
và chữa lành cho họ.
Người chạnh lòng thương những kẻ tội lỗi và bị mọi người xa tránh, nên đồng bàn với họ.
Người chạnh lòng thương cả những kẻ gây đau khổ cho Người,
và Người xin Chúa Cha tha cho họ vì họ lầm không biết.
Ở đỉnh cao của lòng thương xót, Chúa Giêsu hiến ban chính thân mình làm của ăn và của uống cho chúng ta : “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con. Các con hãy cầm lấy mà ăn. Này là Máu Thầy, đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội”.
Trong thinh lặng, chúng ta hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể để khám phá lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho mỗi chúng ta và toàn thể nhân loại.
Thinh lặng
Cùng với Mẹ Maria, chúng ta ca tụng lòng Chúa thương xót.
(Quỳ)
Đọc 10 Kinh Kính Mừng
Hát : Tình yêu Thiên Chúa (Nguyễn Duy) hoặc bài khác tương tự.
Lời Chúa (Mt 14,13-14)
(Đứng)
Nghe tin ông Gioan bị chém đầu, “Chúa Giêsu lánh khỏi nơi đó, đi thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo Người. Ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và Người chữa lành nhiều bệnh nhân”.
Gợi ý suy niệm
(Ngồi)
Chúa Giêsu là hiện thân của lòng Thiên Chúa thương xót vì Người là quà tặng tình yêu của Chúa Cha : “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi hiến ban Con Một, để những ai tin vào Con của Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16).
Chúa Giêsu là hiện thân của lòng Thiên Chúa thương xót
vì trong cuộc sống trần thế,
Người không ngừng bày tỏ dung mạo Thiên Chúa
là Cha giàu lòng thương xót.
Sách Tin Mừng nhiều lần ghi nhận :
“Chúa Giêsu chạnh lòng thương”.
Người chạnh lòng thương khi nhìn thấy đám dân bơ vơ,
không người hướng dẫn.
Người chạnh lòng thương khi nhìn thấy các bệnh nhân
và chữa lành cho họ.
Người chạnh lòng thương những kẻ tội lỗi và bị mọi người xa tránh, nên đồng bàn với họ.
Người chạnh lòng thương cả những kẻ gây đau khổ cho Người,
và Người xin Chúa Cha tha cho họ vì họ lầm không biết.
Ở đỉnh cao của lòng thương xót, Chúa Giêsu hiến ban chính thân mình làm của ăn và của uống cho chúng ta : “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con. Các con hãy cầm lấy mà ăn. Này là Máu Thầy, đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội”.
Trong thinh lặng, chúng ta hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể để khám phá lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho mỗi chúng ta và toàn thể nhân loại.
Thinh lặng
Cùng với Mẹ Maria, chúng ta ca tụng lòng Chúa thương xót.
(Quỳ)
Đọc 10 Kinh Kính Mừng
Hát : Tình yêu Thiên Chúa (Nguyễn Duy) hoặc bài khác tương tự.
- CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ,
NGUỒN HIỆP THÔNG TRONG HỘI THÁNH
Lời Chúa (1Cor 10, 16-17)
(Đứng)
“Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một Thân Thể”.
Gợi ý suy niệm
(Ngồi)
Thánh Augustinô gọi bí tích Thánh Thể là bí tích tình yêu,
dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái.
Khi rước lễ, chúng ta được kết hợp chặt chẽ
với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Nhờ kết hợp với Chúa Giêsu, chúng ta cũng được kết hợp với nhau, vì tuy nhiều người, nhưng tất cả chúng ta cùng đón nhận Chúa Giêsu, vì thế được nên một với nhau.
Chúa Giêsu Thánh Thể
thật sự là nguồn sự hiệp thông trong Hội Thánh.
Hội Thánh được hiệp nhất không phải vì những tính toán
và kế hoạch của loài người,
nhưng vì Hội Thánh hiệp nhất với Chúa Giêsu.
Nếu có sự chia rẽ trong Hội Thánh, đó là vì mỗi chúng ta chưa liên kết chặt chẽ với Chúa Giêsu. Mỗi chúng ta còn lấy bản thân ích kỷ của mình làm trung tâm và bắt mọi người phải phục vụ mình; từ đó sinh ra bất hòa và chia rẽ. Còn nếu mỗi người thật sự liên kết với Chúa, thì cũng sẽ nên một với nhau trong Chúa.
Chúa Giêsu tha thiết cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong Hội Thánh :
“Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con. Để tất cả nên một như Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong Chúng Ta. Như vậy thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17, 20-21).
Trong thinh lặng, chúng ta nhìn lại xem mình đã sống sự hiệp nhất trong gia đình, giáo xứ, Giáo Hội như thế nào.
Thinh lặng
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Maria, Mẹ Hội Thánh, chúng ta cầu xin cho sự hiệp nhất trong Hội Thánh.
(Quỳ) Đọc 10 Kinh Kính Mừng
Hát : Xin hiệp nhất chúng con (Thành Tâm)
Lời Chúa (1Cor 10, 16-17)
(Đứng)
“Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một Thân Thể”.
Gợi ý suy niệm
(Ngồi)
Thánh Augustinô gọi bí tích Thánh Thể là bí tích tình yêu,
dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái.
Khi rước lễ, chúng ta được kết hợp chặt chẽ
với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Nhờ kết hợp với Chúa Giêsu, chúng ta cũng được kết hợp với nhau, vì tuy nhiều người, nhưng tất cả chúng ta cùng đón nhận Chúa Giêsu, vì thế được nên một với nhau.
Chúa Giêsu Thánh Thể
thật sự là nguồn sự hiệp thông trong Hội Thánh.
Hội Thánh được hiệp nhất không phải vì những tính toán
và kế hoạch của loài người,
nhưng vì Hội Thánh hiệp nhất với Chúa Giêsu.
Nếu có sự chia rẽ trong Hội Thánh, đó là vì mỗi chúng ta chưa liên kết chặt chẽ với Chúa Giêsu. Mỗi chúng ta còn lấy bản thân ích kỷ của mình làm trung tâm và bắt mọi người phải phục vụ mình; từ đó sinh ra bất hòa và chia rẽ. Còn nếu mỗi người thật sự liên kết với Chúa, thì cũng sẽ nên một với nhau trong Chúa.
Chúa Giêsu tha thiết cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong Hội Thánh :
“Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con. Để tất cả nên một như Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong Chúng Ta. Như vậy thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17, 20-21).
Trong thinh lặng, chúng ta nhìn lại xem mình đã sống sự hiệp nhất trong gia đình, giáo xứ, Giáo Hội như thế nào.
Thinh lặng
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Maria, Mẹ Hội Thánh, chúng ta cầu xin cho sự hiệp nhất trong Hội Thánh.
(Quỳ) Đọc 10 Kinh Kính Mừng
Hát : Xin hiệp nhất chúng con (Thành Tâm)
- TRONG CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ,
TRỞ NÊN KHÍ CỤ CỦA TÌNH YÊU HIỆP NHẤT
Lời Chúa (Lc 6, 36-38)
(Đứng)
“Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em bằng đấu đủ lượng, đã dằn đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy”.
Gợi ý suy niệm
(Ngồi)
Chúa Giêsu Thánh Thể là hiện thân của lòng Thiên Chúa thương xót,
nên Người cũng muốn những ai tin vào Người phải sống lòng thương xót :
Anh em hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng giàu lòng thương xót.
Đức giáo hoàng Phanxicô là người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu và là tấm gương cụ thể cho chúng ta. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, tưởng niệm việc Chúa lập phép Thánh Thể, thay vì dâng lễ tại Đền Thánh Phêrô, Đức giáo hoàng đã đến thăm và dâng lễ cho những thanh thiếu niên phạm pháp, đang bị giam giữ trong nhà tù. Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các em rồi hôn chân. Ngài muốn bày tỏ lòng thương xót của Chúa cho những người bị xã hội lên án.
Còn chúng ta, chúng ta đã sống lòng thương xót như thế nào?
Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn hiệp thông trong Hội Thánh,
nên Người cũng muốn chúng ta góp phần xây dựng sự hiệp nhất,
bằng cách đừng xét đoán ai, đừng lên án ai, nhưng hãy biết cho đi, biết tha thứ.
Đức giáo hoàng Phanxicô cũng căn dặn chúng ta như thế. Ngài nói : “Trả thù là một cơn cám dỗ tự nhiên, nhưng các Kitô hữu phải làm theo gương Chúa Giêsu. Đức tin của chúng ta chính là tin vào Chúa Giêsu, Đấng đã dạy chúng ta yêu thương và yêu thương tất cả mọi người. Bằng chứng của tình yêu ấy là khi chúng ta cầu nguyện cho kẻ thù của mình. Ai không cầu nguyện và tha thứ cho kẻ thù của mình sẽ là những Kitô hữu ‘thua cuộc’. Đã có nhiều Kitô hữu buồn chán, thất vọng vì họ không biết kiên nhẫn chịu đựng và chiến thắng bằng tình yêu. Vì thế, chúng ta hãy xin Đức Mẹ chuyển cầu cho mọi người công giáo được ơn biết chịu đựng và yêu thương”.
Trong thinh lặng, chúng ta hãy nhìn lại mình xem :
chúng ta có thật sự là khí cụ bình an và hiệp nhất của Chúa không?
Thinh lặng
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ, xin Chúa cho chúng ta biết sống lòng thương xót.
(Quỳ)
Đọc 10 Kinh Kính Mừng.
Hát : Kinh Hòa Bình
Lời Chúa (Lc 6, 36-38)
(Đứng)
“Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em bằng đấu đủ lượng, đã dằn đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy”.
Gợi ý suy niệm
(Ngồi)
Chúa Giêsu Thánh Thể là hiện thân của lòng Thiên Chúa thương xót,
nên Người cũng muốn những ai tin vào Người phải sống lòng thương xót :
Anh em hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng giàu lòng thương xót.
Đức giáo hoàng Phanxicô là người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu và là tấm gương cụ thể cho chúng ta. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, tưởng niệm việc Chúa lập phép Thánh Thể, thay vì dâng lễ tại Đền Thánh Phêrô, Đức giáo hoàng đã đến thăm và dâng lễ cho những thanh thiếu niên phạm pháp, đang bị giam giữ trong nhà tù. Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các em rồi hôn chân. Ngài muốn bày tỏ lòng thương xót của Chúa cho những người bị xã hội lên án.
Còn chúng ta, chúng ta đã sống lòng thương xót như thế nào?
Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn hiệp thông trong Hội Thánh,
nên Người cũng muốn chúng ta góp phần xây dựng sự hiệp nhất,
bằng cách đừng xét đoán ai, đừng lên án ai, nhưng hãy biết cho đi, biết tha thứ.
Đức giáo hoàng Phanxicô cũng căn dặn chúng ta như thế. Ngài nói : “Trả thù là một cơn cám dỗ tự nhiên, nhưng các Kitô hữu phải làm theo gương Chúa Giêsu. Đức tin của chúng ta chính là tin vào Chúa Giêsu, Đấng đã dạy chúng ta yêu thương và yêu thương tất cả mọi người. Bằng chứng của tình yêu ấy là khi chúng ta cầu nguyện cho kẻ thù của mình. Ai không cầu nguyện và tha thứ cho kẻ thù của mình sẽ là những Kitô hữu ‘thua cuộc’. Đã có nhiều Kitô hữu buồn chán, thất vọng vì họ không biết kiên nhẫn chịu đựng và chiến thắng bằng tình yêu. Vì thế, chúng ta hãy xin Đức Mẹ chuyển cầu cho mọi người công giáo được ơn biết chịu đựng và yêu thương”.
Trong thinh lặng, chúng ta hãy nhìn lại mình xem :
chúng ta có thật sự là khí cụ bình an và hiệp nhất của Chúa không?
Thinh lặng
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ, xin Chúa cho chúng ta biết sống lòng thương xót.
(Quỳ)
Đọc 10 Kinh Kính Mừng.
Hát : Kinh Hòa Bình
- CẦU NGUYỆN TRƯỚC THÁNH THỂ
(Quỳ)
Chủ sự :
Anh chị em thân mến,
Trong giây phút này, chúng ta đang sống sự hiệp thông sâu xa với Chúa Giêsu Thánh Thể, và nhờ Chúa Giêsu, chúng ta hiệp nhất với Đức giáo hoàng và với tất cả anh chị em tín hữu trên toàn thế giới. Chúng ta cùng dâng lên Chúa những tâm tình nguyện xin.
Ý cầu nguyện
(Sau mỗi ý nguyện, cộng đoàn đáp : Xin Chúa nhậm lời chúng con)
- Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con chúc tụng và tạ ơn Chúa, vì Chúa đã đến trần gian để mặc khải cho chúng con Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Xin Chúa tha thứ cho chúng con vì những lần đã không dám tin vào tình yêu của Cha trên trời.
- Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con chúc tụng và tạ ơn Chúa, vì Chúa đã hiến ban chính mình làm lương thực nuôi sống chúng con. Xin cho Đức giáo hoàng Phanxicô, các giám mục và các thừa tác viên trong Hội Thánh, cũng biến đời mình thành tấm bánh bẻ ra cho sự sống của muôn người.
- Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con chúc tụng và tạ ơn Chúa, vì Chúa đã liên kết tất cả chúng con nên một trong gia đình Hội Thánh. Xin cho tất cả chúng con biết gìn giữ và vun trồng sự hiệp nhất trong Hội Thánh, để nhờ đó mọi người sẽ đón nhận Tin Mừng của Chúa.
- Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con chúc tụng và tạ ơn Chúa, vì Chúa đã sai chúng con ra đi rao giảng và làm chứng về lòng thương xót. Xin Chúa biến đổi tất cả chúng con thành khí cụ bình an và những chứng nhân tình yêu của Chúa.
Chủ sự :
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Xin thương đón nhận những ý nguyện chân thành cộng đoàn chúng con dâng lên Chúa.
Xin Chúa ban Thần Khí Chúa xuống trên chúng con, để chúng con đủ sức thi hành những điều chúng con cầu xin.
Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.
Hát : Cầu cho Đức giáo hoàng
Tantum ergo
Phép lành Mình Thánh Chúa
Hát kết thúc : Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh….
Mẫu 2
Giờ Chầu Thánh Thể, soạn theo bản mẫu của Tòa Thánh
Tòa GM Bùi Chu
Tòa GM Bùi Chu
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự 1 giờ chầu Thánh Thể lúc 5g chiều ngày lễ Mình Máu Thánh Chuá, ngày 2 tháng 6, 2013, tại Vương Cung Thánh đường Thánh Phêrô. Toàn Thể các giám mục…
> Bấm vào hình ảnh để xem hoặc in ra
Nguồn tin: GP Sài Gò
[post-views]