Truyện ngắn
Chuyện tình
trong một ngôi trường làng
Tác giả: Têrêsa Hồng Nhung
*Viết nhân Mừng Ngày Lễ Thầy Cô giáo 20.11.2013
*Và viết để gởi tặng bạn bè gần xa
1.
Chuyện bắt đầu từ trong một ngôi trường làng thuộc vùng sâu vùng xa, vừa thiếu ánh sáng văn minh, vừa thiếu cơ sở vật chất. Âý vậy mà có một ông Thầy giáo Thanh Chương thuở ấy nhà tuy nghèo nhưng Thầy rất tận tuỵ với đám học trò, và Thầy luôn dạy dỗ chúng bằng hết cả trái tim của mình.
Trong lớp học của khoảng những năm ấy, Thầy giáo Chương đã phải bị hết hơi, hết sức với con bé tên Nguyễn thị Nguyên Lành. Con bé còn nhỏ xíu tuổi mà nó cứng đầu chịu không thấu! Nhất là khi đi vô lớp học, nó chuyên môn ngồi viết với cái bàn tay trái. Ông Thầy giáo Chương hăm he đánh đòn cho nó bị sưng vảnh cái mông lên, rồi còn cho nó ra quỳ gối bên cột cờ ngoài sân trường nữa. Thế mà nó đâu có tè ổng! Chẳng lẽ ông Thầy giáo Chương đành chịu thua cái con bé Nguyên Lành này sao? Ông suy nghĩ mãi và tìm ra được một cách tốt nhất: Đó là mỗi lần đến trường, ông đều mang theo một sợi dây nylon. Đến giờ học trò viết bài, ông dùng sợi dây nylon ấy buộc bàn tay trái của con bé Nguyên Lành vào cạnh bàn nó ngồi. Lúc đầu con bé vừa ngồi viết bài một cách rất khó khăn với bàn tay phải, vừa sụt sùi khóc thấy mà thương! Nhưng càng về sau, con bé quen dần, quen dần…
Rồi vì nạn thiếu thầy, thiếu phòng lớp, con bé Nguyên Lành theo học với ông Thầy giáo Chương hết lớp vỡ lòng, rồi lớp 1, lớp 2, lớp ba, lớp bốn… Ở lớp nào nó cũng học giỏi nhất lớp. Qua các năm vào trường trung học, con bé buộc phải rời xa Thầy giáo Chương và bạn bè để lên thành phố học. Những năm ngồi ghế trường đại học, Nguyên Lành đã trở thành một cô gái duyên dáng và nhanh nhẹn, có rất nhiều hứa hẹn trong tương lai. Và, không năm nào mà Nguyên Lành không được chính bà mẹ của cô là bà Nguyễn thị Mai Lan thu xếp cho cô trở về ngôi trường cũ để thăm ôngThầy giáo Chương với vài món quà mà bà chọn mua để gởi tặng người đồng xứ, vào ngày 20 tháng 11.
2.
Bỗng có một ngày của cái ngày 20 tháng 11 năm ấy, trong ngôi nhà đơn sơ nhưng rất ngăn nắp và sạch sẽ của Thầy giáo Chương lại vắng tiếng nói cười của Nguyên Lành. Cô nàng bận chạy ngược chạy xuôi để tìm vay mượn tiền mà lo cứu chữa căn bệnh ung thư gan cho mẹ của cô. Ngày trở về quê thăm Thầy cũ như hằng năm, cô nghĩ nhất định cô sẽ thực hiện vào một ngày sớm nhất. Vì ngoài việc xin lỗi Thầy, Nguyên Lành cần thông báo căn bệnh nan y của mẹ cô, và cần nói chuyện rất oan ức của cô trong công ty mà cô đang làm cho Thầy giáo Chương nghe:-Thầy ạ! Vừa ra trường đại học chuyên ngành Sư Phạm, con may mắn được vào làm trong một công ty nọ, tiền lương tạm ổn. Con chỉ là nhân viên quèn thôi, vậy mà tất cả những sai phạm làm ảnh hưởng đến uy tín và thất thoát tiền bạc của công ty bà Sếp của con đều cố ý trút hết lên trên đầu con! May sao có cấp trên nữa của công ty, họ nắm rõ tất cả các vấn đề. Con tạm được thoát nạn. Sau đó, công ty cho con nghỉ một tuần để chờ kết quả điều tra chính xác. ….Thầy à, ở thôn quê mình không có ánh đèn màu. Không có xe hơi và siêu thị. Không có khách sạn cao tầng. Không có rạp hát. Vậy mà bà con đầu trên xóm dưới đều rất thương yêu nhau. Nhất là đâu có ai ám hại ai một cách tàn nhẫn như con đang bị bà Sếp của con ám hại con vậy, hả Thầy?? …
3.
Đang bị đau đầu nhức óc vì chuyện của công ty và chuyện bệnh hoạn của mẹ già, bỗng vào một đêm, áp cái ngày mà Nguyên Lành phải bị lôi ra trước cuộc họp kiểm điểm lần sau cuối, có một chàng trai mặt mày khôi ngô tuấn tú dáng hình cao ráo bảnh bao đến gõ cửa phòng trọ của hai mẹ con cô. Chàng trai tế nhị cúi đầu chào và tự xưng tên là Ngọc Đức, đứa con duy nhất của bà Sếp. Chàng vừa đáp máy bay về từ nước Mỹ xa xôi, cách đây ba hôm. Được mẹ chàng cho biết hết cớ sự, chàng nhất quyết đi tìm Nguyên Lành để trao đổi hai chiều :
Thứ nhất, trước mặt các cấp lãnh đạo trong công ty, Nguyên Lành phải đứng ra nhận hết lỗi lầm của mẹ chàng làm về phần mình, và sau đó Nguyên Lành phải nhận một thông báo bị đuổi việc.
Thứ hai, nhằm đền bù lại sự tổn thương về tinh thần lẫn vật chất của Nguyên Lành, chàng ta biếu không cho cô nàng 50 triệu đồng để trị bệnh ung thư gan cho bà mẹ. Cuối cùng chàng ta kết luận :
Nguyên Lành nghiêm mặt, trả đũa :
Không ngờ cuộc thương lượng cuối cùng giữa Nguyên Lành và chàng trai con của bà Sếp lên tới giá hai trăm năm mươi triệu đồng. Trước mặt các nhân viên Cấp Cao của công ty, Nguyên Lành tuyên bố bằng lòng trả lại năm mươi triệu đồng bị thất thoát của công ty, và nhận một thông báo bị đuổi việc không khiếu nại, trước nhiều ánh mắt ngạc nhiên. Còn lại hai trăm triệu đồng. Nguyên Lành cùng mẹ cô lập ra kế hoạch tương lai như sau : Trước hết, cô sẽ bỏ ra năm chục triệu để lo chữa bệnh cho mẹ. Số tiền còn lại , cô và mẹ cô sẽ mang về quê để làm vốn mua bán nhỏ mà sinh sống qua ngày. Nhất là cô sẽ đứng ra lo tu sửa lại ngôi trường làng đang bị dột nát và sắp xiêu vẹo tới nơi. Nếu ông Thầy giáo Chương cũng đang gặp nhiều khó khăn, cô cũng sẽ giúp vị Thầy kính thương của cô một ít tiền nữa. Rồi còn biết bao nhiêu ông bà cô bác anh chị em nghèo khổ ở dưới quê cô. Nhất định họ sẽ ứa nước mắt khi lần đầu tiên được cầm trên tay số tiền bằng một đại gia trên thành phố lớn bỏ ra để đi ăn điểm tâm một buổi sáng tại các nhà hàng sang trọng.
4.
(/ì Nguyên Lành là cựu học sinh, cùng là ân nhân đứng ra lo tu sửa khang trang lại ngôi trường làng xưa, và được sự nhiệt tình chấp thuận của Thầy giáo Chương:- Người được thừa hưởng và đã cống hiến mảnh đất của gia tộc để làm trường, cùng nhiều sự đồng tình của bà con cô bác xóm trên xóm dưới, nên phần mộ của bà Nguyễn thị Mai Lan, mẹ của Nguyên Lành được nằm yên ấm ở phía sau, cách xa các lớp học, gần một lối đi, hai bên mọc đầy hoa dại và dưới gốc một cây phượng vĩ, hè về bông hoa trổ đỏ rực một khung trời. Nguyên Lành càng yên tâm hơn, khi cô thường nhìn thấy vào các giờ thư giản, Thầy giáo Chương hay đi lòng vòng gần bên khu mộ của mẹ mình.
Bốn năm sau nữa, được sự bổ nhiệm của Phòng Giáo Dục, cô giáo Nguyễn thị Nguyên Lành được lên làm Hiệu Trưởng, và đứng lớp dạy thay thế Thầy giáo Chương gần đây cứ nay yếu mai đau hoài. Vợ của thầy đã qua đời trước đó mười năm. Mộ của bà không nằm trong trường, mà nằm chung trong huynh mộ gia tộc, có phần mộ của ông bà cha mẹ của bà. Người con trai duy nhất của Thầy giáo Chương đã bị mất mẹ, anh không muốn bị mất cha, anh mong được đưa Thầy giáo Chương lên thành phố để chữa bệnh. Nhưng Thầy không bằng lòng. Rồi cái ngày Thầy giáo Chương trở về cát bụi cũng đã tới. Mọi người ai nấy đều ngạc nhiên và cảm động, khi nghe thấy nội dung trong lá thư mà Thầy giáo Chương đã viết lúc Thầy hãy còn tỉnh táo:
“Tôi xin vẫy tay chào tạm biệt bà con! Chào đám học trò thân yêu của tôi! Các em là trụ cột tương lai của xóm làng và của đất nước. Các em đừng theo lối ma tà, mà các em hãy đi theo con đường lương tâm trong sáng. Cuối cùng, xin hãy chôn cất tôi phía sau các lớp học, gần sát bên ngôi mộ bà mẹ của cô Hiệu Trưởng Nguyên Lành. Vì lúc tôi còn sống, tôi đã yêu thương tha thiết ra sao, và tôi đã cống hiến hết sức lực cho đám học trò lớn nhỏ của tôi như thế nào, thì lúc tôi chết đi, tôi cũng muốn được thể hiện như vậy …”
5.
Bây giờ thì cô Hiệu Trưởng Nguyễn thị Nguyên Lành biết tại sao ông Thầy giáo Chương lại muốn được nằm an nghỉ nghìn thu bên cạnh phần mộ của mẹ mình rồi! Cũng như cô hiểu tại sao lúc nào Thầy giáo Chương cũng dành cho cô một tình yêu thương rất đặc biệt. Điều “bí mật” này mẹ của cô hoàn toàn giữ kín trong lòng ngót gần ba mươi năm trôi qua, kể từ khi cô cất tiếng khóc chào đời. Và điều “bí mật” này đã được Thầy giáo Chương nói hết ra cho cô nghe, trước giờ phút Thầy hấp hối…Cuối cùng, một bên là cha, một bên là mẹ, bên nào cũng được Nguyên Lành khóc hết nước mắt, và cô tuyệt đối trân trọng mối tình đầy ngang trái của hai người. Thuở ấy, bà nội của cô chê mẹ cô là con gái nhà nghèo, bà bắt đứa con trai duy nhất trong gia đình đi cưới người con gái không yêu. Ngang trái là từ chỗ ấy! Nay, hai đấng sinh thành của cô không còn nữa, nhưng cuộc đời không ít đau khổ của hai người, đã để lại cho cô nhiều bài học về tình yêu đôi lứa, về tình đồng bào, và về tình yêu quê hương xứ sở.
Cô cũng chưa biết phải trả lời ra sao, trước lời cầu hôn tha thiết của Ngọc Đức, chàng trai con của bà Sếp ở công ty năm nào. Nhưng sau một thời gian trầm ngâm suy nghĩ, cô cũng đã tìm ra cho mình được một thái độ dứt khoát. Đêm ấy, cũng là một đêm của cái ngày 20 tháng 11, bầu trời không tỏa sáng như những đêm có trăng tròn, dưới ngọn đèn dầu cháy sáng, bên cạnh khung cửa sổ gió len lén bay vào, Nguyên Lành lòng thanh thản ngồi viết một lá thư dài gởi Ngọc Đức. Thư nàng viết, dầu sao cũng chất chứa âm hưởng tiếng khóc nấc nghẹn ngào của một trái tim! Một trái tim cũng đã từng ước mơ một mái ấm gia đình. Một trái tim cũng đã từng bị bồi hồi xao xuyến trong mỗi lần anh chàng Ngọc Đức lặn lội về vùng sâu vùng xa này để thăm cô Hiệu Trưởng, Nguyễn thị Nguyên Lành.
Trước hết, em xin gởi tới anh lời cám ơn tình yêu chân thành mà anh đang dành cho em! Chắc rằng đó cũng là chùm hoa vô hình tươi nho nhỏ cắm đặt trên bàn cô giáo Nguyên Lành, để em có nhiều ủi an sâu đậm trong lúc em bị mệt nhòa vì lũ trẻ con đang sống trong vùng rất xa thành phố lớn này.
Tuy nhiên, vì chuyện giàu nghèo giữa hai bên gia đình, mà mẹ em đã bị khóc hết nước mắt, nên nay em không muốn em bị dẫm chân lên con đường vô cùng đau khổ mà bà đã đi qua. Do vậy, anh nên tìm một cô gái khác, xứng đáng với cuộc sống giàu sang của gia đình anh, em nhận thấy đó là điều tốt nhất cho anh!
Còn em, nếu có giây phút nào anh chợt nhớ tới em, xin anh hãy nhớ nghĩ về các công tác làm bác ái ở những nơi mà người ta rất cần tới tình yêu của anh. Như anh giúp cứu trợ nạn nhân bị lũ lụt mưa bão làm cho đói rách tả tơi, không nhà không cửa mà ở. Hoặc đi vô các nhà dưỡng lão mà tặng quà và nói lời an ủi các cụ già đau yếu và neo đơn. …v….v…Nếu anh đi theo con đường đạo đức như vậy, cũng tức là anh đang nắm giữ được ý chí và tinh thần của em rồi! Vì hình như, không cưới nhau, cũng là cách nuôi dưỡng tình yêu của nhau lâu bền. Em hy vọng anh cũng đồng ý với em??
Hơn nữa, nếu em bằng lòng để cho chúng mình cưới nhau, thì còn có ai thường xuyên chăm sóc hai ngôi mộ của ba mẹ em?. Cũng như trong thời điểm bây giờ, còn có ai chịu xem ngôi trường làng nằm giữa ruộng đồng hẻo lánh này là ngôi nhà của chính họ đâu anh?Em yêu cái ca uống nước của đám học trò nhỏ của em được làm bằng gáo dừa khô. Em yêu những ánh mắt trong veo và ngây thơ vô tội của chúng. Em yêu đồng quê trăng thanh gió mát. Em yêu chùm lá bông súng nằm kề nhau làm mái nhà che mát cho lũ cá đồng bơi lượn dưới làn nước trong xanh của con kênh quoanh co, xuôi chảy về sông lớn, rồi tuôn ra biển lớn.
Và, anh có biết, lũ trẻ con ở đồng quê nghèo khổ này, chính là gia sản quí giá nhất của em không? Nhìn chúng nó, em nhớ tới ba Thanh Chương và mẹ Mai Lan của em. Cầu xin Ông Trời, cho hai linh hồn họ được ở trong Ngôi Nhà của Ông Trời, và tận hưởng hạnh phúc bên nhau vĩnh hằng vĩnh cửu.
Em,
Nguyễn thị Nguyên Lành.>>
T. HN
(12)
Phản hồi gần đây