Giáo xứ Tân Lộc: Giải tỏa mặt bằng đường vào nhà xứ

Một thoáng nhìn về quá khứ

không gian mảnh đất tổng thể nhà thờ xứ Tân Lộc

Những ai sinh vào những năm 1975 trở về trước: là người con Tân Lộc hoặc có lần đã ghé qua nơi đây thì thấy được một làng quê dân chài hiền lành và chất phát. Đứng sừng sững dưới chân núi Lô sơn là một thánh đường độ sộ được xây dựng vào những năm 1930. Đất nhà thờ lúc này được kéo dài từ tiền nhà thờ cho mãi tới giáp với chân núi Lô sơn, phía sau nhà thờ là khu vực nhà xứ, lúc này nhà xứ được làm bằng gỗ nằm lọt gọn ở một góc phía tây của không gian nhà xứ, chung quanh được bao bọc những lùm cây um tùm và những cây cổ thụ như: Gác, Bời lời, Giới v.v. dưới chân núi Lô sơn có một con đường đất mòn nhỏ chạy dài từ làng Vạn Giang lên tới làng Vạn Lộc, nằm xế bên phía tây nam khu vườn nhà xứ là “Giếng nước ngọt Cơn Da” để cung cấp nước ăn cho làng Vạn Giang, Tân Lộc, Vạn Lộc. Cũng giống như giếng “Cơn Da” tổ tiên cha ông ta trước đây, các ngài đã tìm mạch và hai bên hông của nhà thờ có hai cái giếng nước ăn cho làng được mang tên hai ông trong làng “Giếng ông Cu Đoàn và giếng Ông Cu Phong” chắc các vị này đã bỏ tiền của mình ra để xây cho làng giếng nước này chăng ? Nhớ lại những thập niên 60, 70, chiều chiều rủ nhau vào vườn liệu (phi lau) nhà xứ hay còn gọi là “Nương Cụ” để xem các anh lớp trên đá bóng, tôi còn nhớ Ông Thủy Trinh ở làng Vạn Lộc thường hay làm trọng tài cho các trận đấu. Thật vậy khu đất sau nhà xứ chiều ngang được kéo dài từ nhà bà Chắt Nho tới hết nhà ông Hùng Quản bây giờ. Hồi đó việc nấu ăn phải dùng củi đun, vì vậy nhà xứ dùng không gian này để trồng cây phi lau lấy củi đun cho trong nhà xứ, nhiều hôm chúng tôi rủ nhau vào “cào rác liệu” (nhặt lá cây phi lâu rụng về đun). Hồi đó tôi còn nhớ thỉnh thoảng có đoàn chiếu phim 131 họ nhờ vườn phi lau nhà xứ để chiếu phim , những lúc như vậy tụi con nít chúng tôi vui như hội, đi đọc kinh về xin bố mẹ cho đi xem phim.

Nhng năm 1979 – 1985

Sau khi cha già Phêrô Nguyễn Lê qua đời (tháng 07/1978) Tòa Giám Mục đã cử cha Tôma Nguyễn Văn Cường thư ký Tòa Giám Mục lúc bấy giờ phụ trách giáo xứ, sau hơn 1 năm thì cử cha Giuse Vương Đình Ái (1979 – 1984) về quản xứ. Sau một thời gian quản xứ, ngài đã cho Ban hành giáo xuống giáo xứ Lập Thạch xin một số bụi tre hóp về để rào lại và bờ rào mới này mặc nhiêm như bị chia khu đất này ra làm đôi từ chân núi Lô sơn đến sát bờ tường xây nhà xứ bây giờ.  Từ đó khu đất này tuy  trên danh nghĩa và giấy tờ hợp pháp của chính quyền cũ cấp là đất của nhà thờ nhưng từ ngày bờ rào tre mọc lên thì nhiều người nhìn ngó, nhất là khi nhà nước có ý định mở con đường 46 chạy từ Quán Bánh về cảng Cửa Lò. Riêng một số mảnh đất trong khuôn viên hai bên thời cha già Phêrô Lê tạm cho một số gia đình con cái giáo dân vào ở cho vui như: Ông Nam, Ông Thanh thì xứ khi có nhu cầu những gia đình này đã bán lại theo giá thỏa thuận, riêng nhà ông Hai Xuân thì chính quyền cũng lấy đất nhà thờ cấp cho ông ở nhưng rồi thời cha già Khang xứ đã mua lại 3 gia đình này.

Đất nương nhà thờ

Tôi còn nhớ sau khi người dân nghe phong phanh ủy ban sẽ lấy đất này chia cho người dân ở, thì một đêm nọ, một số giáo dân mạnh ai nấy, lên tranh giành đóng cọc giữ cho phần mình, nhưng rồi sự ngấm ngầm lấy đất nhà thờ của chính quyền đã hình thành trong ủy ban và vào thời giáp răn giữa cha Giuse Vương Đình Ái  chuyển đi và cha J.B Lê Phương Hướng về quản xứ, trong thời điểm giao tranh người đi kẻ ở như vậy, thì chính quyền xã đã xuống chia đất cho dân làm 5 phần: 1 phần chia cho cố Thiên vì có anh Thiên chuyên đánh chuông (tạm coi là của nhà xứ nhưng sau bà cũng tự bán hoặc nhượng đổi) . Ông Năm, ông Lâm Hạnh, ông Nhân Ngụ và một lô chia cho người lương dân. Lô đất này đầu tiên ủy ban cho ông Thiết Kim (y tá xã) nhưng sau đó ông không ở, lý do là người anh ruột của ông (ông Cu Kim) bảo với ông rằng : “Em đừng ở trên đất chùa chiền, nhà thờ sẽ không tốt đâu”, sau đó thì chính quyền phân cho ông Hùng quản ở cho đến bây giờ.

Mở con đường vào nhà xứ

Sau thời gian ở trên những lô đất của “Nhà Thờ” cứ theo thời gian họ cứ bán nhượng nhau, song tuy đất nương nhà thờ bị chính quyền phân chia hết, nhưng cũng còn lại khoảng 6m chiều ngang về phía đông mà cha quá cố Giuse Vương Đình Ái mở con đường nhỏ cho dân đi lại từ ngoài đường 46 vào làng. Số đất còn lại của “nương cụ” này những năm 80 có bà cố Lành, cố Quế, cố Thanh ở, sau đó mảnh đất cố Thanh bán lại qua mấy người và bây giờ gia đình Anh chị Tám Bình ở. Mãnh đất bà cố Lành thì ông Tứ con bà ở, sau khi ông mất, bà Dung vợ ông đã trả lại cho xứ và xứ cũng hộ trợ cho bà một số tiền để bà nuôi các con. Mảnh đất bà Quế thì có hai người cháu ở, khi bà Quế còn sống bà  đã làm giấy cam đoan trả lại đất cho nhà thờ cùng Ban hành giáo và cha già quá cố Phêrô Nguyễn văn Khang , đến cha tiền nhiệm Martinô Nguyễn Xuân Hoàng  và các gia đình trên cũng chưa thỏa thuận được về mặt đền bù, đến cha Giuse Phan Sỹ Phương khi ngài về quản nhiệm, đã cương quyết cùng với giáo dân thống nhất mở con đường vào nhà xứ thêm cho rộng đẹp. Sau khi thống nhất đền bù các gia đình đã vui vẻ nhường lại để nhà xứ có con đường rông hơn vào nhà xứ. Trong giá cả đền bù tuy là đất gốc là của nhà thờ, nhưng Giáo hội không để con cái phải chịu thiệt, có những trường hợp còn trả mức cao hơn giá thị trường.

Và hôm nay như lời cha quản xứ nói trước cộng đoàn “ cám ơn Chúa, cám ơn bà con hôm nay chúng ta đã thực hiện được ước nguyện của quý cha Tiền nhiệm mở con đường vào nhà xứ”.

Xin Chúa luôn gìn giữ Hội Thánh Ngài, gìn giữ, chở che con cái Chúa nơi quê hương giáo xứ Tân Lộc thân thương này được bình an,

TT Giáo xứ

XEM HÌNH ẢNH

IMG_3946IMG_3945IMG_3944IMG_3943IMG_3942IMG_3941IMG_3939IMG_3938IMG_3948

Video giải tỏa măt bằng đường vào nhà thờ

Pin It

One thought on “Giáo xứ Tân Lộc: Giải tỏa mặt bằng đường vào nhà xứ

  1. Pingback: Giáo xứ lại mở thêm cổng vào nhà thờ phía tây | Giáo Xứ Tân Lộc

Gửi phản hồi